Tha La xóm đạo

Trong thơ văn và âm nhạc của Việt Nam có một địa danh mà tên nghe rất dễ thương và lại có nét tôn giáo, đó là 4 chữ “Tha La xóm đạo”. Rất nhiều người đã nghe qua địa danh này nhưng chưa một lần đặt chân đến, không biết nó ở đâu cũng như không biết tại sao địa danh này lại có cái tên lạ tai như vậy.

 Đây Tha La xóm đạo
Có trái ngọt cây lành,
Tôi về thăm một lần
Giữa mùa nắng vàng hanh

Ngậm ngùi Tha La bảo:
Đây rừng xanh rừng xanh.
Bụi đùn quanh ngỏ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,

Gió đùn quanh mây trắng
Về lửa loạn xây thành

Trên đây là mấy câu thơ trong bài “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh. Vũ Anh Khanh xúc cảm sáng tác bài thơ vào năm 1950, sau một dịp ông đến thăm Tha La. Đây là một xứ đạo Thiên Chúa đã có từ lâu đời, nay thuộc xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Bài thơ kể về xóm đạo Tha La trong thời khói lửa chiến tranh. Lời thơ giản dị, gần gũi, nhịp điệu nhẹ nhàng như một lời tâm tình, đã lay động tâm hồn của biết bao người. Những vần thơ ấy đã đi vào lòng người nên Tha La được nhiều người biết đến.

 DCF 1.0

Cảm hứng từ bài thơ trên, nhạc sĩ Dzũng Chinh đã phổ thành nhạc vào năm 1964. Một năm sau, nhạc sĩ Sơn Thảo cũng phổ thành bài hát mang tên “Hận Tha La” và cũng trong năm này nhạc sĩ Anh Tuyền phổ thành ca khúc mang tên “Vĩnh Biệt Tha La”. Ngoài ra, soạn giả cải lương Viễn Châu cũng đã phỏng theo ý tưởng của Vũ Anh Khanh để viết ra ca khúc tân cổ giao duyên có cùng tên.

Cho tới nay, thân thế của Vũ Anh Khanh vẫn chưa được sáng tỏ. Người ta chỉ biết ông tên thật là Võ Văn Khanh, sanh năm 1926 tại Mũi Né, quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận. Trước năm 1945, ông vào Sài Gòn làm báo và viết văn. Sau, ông hoạt động cùng với Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang và Thẩm Thệ Hà trong nhóm “Văn học yêu nước” ở Sài Gòn nên ông bị chính quyền miền Nam theo dõi. Năm 1950 ông trốn ra chiến khu. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954 Hiệp Định Genève được ký kết, chia cắt nước Việt Nam làm hai. Khoảng một triệu người dân miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam. Một số ít các cán bộ và binh sĩ của cộng sản ở miền Nam lội ngược ra Bắc, trong số nầy có Vũ Anh Khanh.

Một thời gian ngắn sau ông được cử đi dự Hội Nghị Các Nhà Văn Á Châu ở New Delhi, Ấn Độ. Vũ Anh Khanh có mặt trong phái đoàn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Phải chăng chim sổ lồng đã “sáng mắt sáng lòng” nhìn ra được điều gì đó nên sau khi dự Hội Nghị về, ông được cử đi công tác ở Vĩnh Yên, một tỉnh nằm ở phía Bắc của Hà Nội nhưng ông đã sửa lệnh công tác thành Vĩnh Linh, một địa danh gần Sông Bến Hải vì trong đầu ông đã có ý định vượt tuyến về miền Nam tìm lại Tự Do. Vũ Anh Khanh đã đến được Vĩnh Linh và thực hiện cuộc vượt tuyến bằng cách bơi qua sông Bến Hải.

Khi ông sắp đến được bờ Nam thì bị phát giác. Công an gác ở sông Bến Hải dùng nõ và tên tẩm thuốc độc bắn ông chết. Sở dĩ họ phải dùng nõ và tên độc để Ủy ban quốc tế không thể quy trách họ vi phạm Hiệp định ngưng bắn được vì Hiệp Định Genève cấm dùng súng ở Khu Phi Quân Sự.

Vũ Anh Khanh mất tại Bến Hải năm 1956, lúc đó ông chỉ mới được 30 tuổi. Xác của người bạc mệnh được vớt lên và bị vùi dập đâu đó trong khu phi quân sự mà không để lại mồ mả hay vết tích gì.

Vũ Anh Khanh có lẽ là một nhà văn – nhà thơ có cuộc đời ngắn ngủi và số phận hẩm hiu nhất trong các nghệ sĩ cùng thời. Ông không được cả hai chế độ miền Nam và miền Bắc thừa nhận tài năng vì các hoạt động chính trị ngược giòng. Chính quyền miền Nam coi ông là văn sĩ – thi sĩ cộng sản đã đành, chính quyền miền Bắc cũng quay mặt với ông, cố tình gạt bỏ tên ông ra khỏi văn học sử.

Vũ Anh Khanh là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Những tác phẩm của ông phần lớn được in trong năm 1949 tại Sài Gòn. Truyện dài của ông gồm có Cây Ná Trắc, Nửa Bồ Xương Khô và Bạc Xíu Lìn. Truyện ngắn có Sông Máu, Đầm Ô Rô, Bên Kia Sông và Ngũ Tử Tư. Tuy nhiên bài thơ “Tha La xóm đạo” mới làm cho ông được nhiều người biết đến tên tuổi mãi về sau.

Bài thơ đầy cảm hứng tuyệt vời, với ý thơ ngọt ngào, lời thơ bình dị, nồng nàn, nhịp thơ nhẹ nhàng, gần gũi, hồn thơ man mác dễ tác động tâm hồn nhạy cảm của người nghe. Do vậy, nhiều người dầu chưa từng đặt chân đến Tha La, cũng có thể dễ dàng rung động con tim qua màu sắc thiên nhiên hòa quyện trữ tình với:

 Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng,
Có trái ngọt, cây lành, im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ.
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!

Đường đi đến Tha La không khó. Cứ theo Quốc Lộ 1 từ Sài Gòn theo hướng tây bắc chạy đến Hóc Môn rồi qua Củ Chi và đến Trảng Bàng. Từ Trảng Bàng mon men về hướng tây thêm chừng 6 cây số thì sẽ vào đến đất Tha La.

Tha La không có cảnh đẹp nên thơ, Tha La cũng không có lâu đài cổ kính, nhưng có trái ngọt, cây lành, có những con người hiền hoà sống với lũy tre xanh, và đẹp vì tình người. Vì mật độ dân cư không nhiều, chỉ vào khoảng 3000 người trước năm 1975, nên người ta không tìm thấy Tha La trên bản đồ địa lý hay bản đồ hành chánh. Xóm đạo Tha La được tổ chức khá ngăn nắp và qui củ, nhà cửa khang trang, quây quần chung quanh ngôi thánh đường. Trải qua bao thăng trầm của chiến tranh tàn phá, nhà thờ đã được trùng tu lại năm1967. Toàn bộ khu nhà thờ, nhìn chung, với lối kiến trúc đơn giản, không mang nặng nét cổ điển của Tây phương, nhưng lại được bao bọc xung quanh bằng những tàn cây cổ thụ cao to cho bóng mát, mang vẻ u hoài, thanh tịnh.

Khách quan mà nói, Vũ Anh Khanh đã thăng hoa vùng quê nghèo “Bụi đùn quanh ngõ vắng, Khói đùn quanh nóc tranh, Gió đùn quanh mây trắng” thành một xóm đạo nên thơ, nhưng trăn trở trước vận nước lầm than, ly loạn, và cũng không kém phần kiên cường bất khuất giữ vững niềm tin trước những gian nan thử thách.

Đây rừng xanh rừng xanh
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh.
Gió đùn quanh mây trắng,

Và lửa loạn xây thành.

Rồi

Em chẳng biết gì ư?

Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt.
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi đau đất nước lầm than.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh,Tha La chưa hề có dấu vết của chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng Tha La có một niềm tự hào là đã có những “người nước Việt ra đi vì nước Việt”.  Đó là hình ảnh đẹp lưu truyền của các chàng trai Tha La anh tuấn năm xưa đã xếp việc bút nghiên hăng hái lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc.

Thế rồi, bẳng đi nhiều năm sau một thời gian dài ngủ yên, Tha La lại trở mình thức giấc. Đầu Xuân 1974, tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông giữa các quốc gia liên quan trong khu vực lúc bấy giờ nỗ ra, cái tên Tha La sống trở lại, vì một người con của Tha La đã ra đi. Tha La đã hiến dâng một người con ưu tú, tài hoa, một vị anh hùng, một chiến sĩ can trường, bất khuất đã hiên ngang xả thân quyết tâm chiến đấu với giặc xâm lăng để bảo vệ non sông trên hải đảo Hoàng-Sa trong một trận thư hùng. Ông đã oanh liệt chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng, đã anh dũng hi sinh đền nợ nước, để lại tấm gương mãi mãi nghìn thu bằng những nét son tô đậm được vinh danh ghi tạc ở bia vàng: Ngụy-văn-Thà, cố Trung-Tá Hải-Quân, Hạm Trưởng Nhựt-Tảo HQ10. Ông sinh trưởng tại Tha La và là học sinh trường Cao-Đẳng Trảng-Bàng, Tây-Ninh.

Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh

 Năm nay là năm kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa. Tháng 1 năm 1974, một lực lượng hải quân của quân lực VNCH đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng hải quân đông và mạnh hơn của Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa. Đây là một chiến công oanh liệt mang tính cách tinh thần dân tộc.

Năm nay là thời điểm thuận lợi để nhà cầm quyền CSVN nhìn lại lịch sử một cách khách quan và công bằng, đứng trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm. Nhìn lại một lần cho cặn kẻ bản chất sự kiện lịch sử này, để đính chính lại những sai lầm và lệch lạc trong nhận thức do lập trường đấu tranh giai cấp, để gạt bỏ đi những nhận định, lập luận và ngôn từ sai trái.

Thời gian vừa qua, ở trong nước đã có những việc làm đầy ý nghĩa, rất đáng được hoan nghênh và hưởng ứng rộng rãi.

Năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày mất Hoàng Sa, báo Thanh Niên đã đi đầu trong việc gọi nước chiếm quần đảo của Việt Nam là “quân xâm lược Trung Quốc”.

Cũng trong năm ngoái, một số nhân sĩ miền Nam có ý định tổ chức một cuộc hội thảo quy mô tại Sài Gòn để tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong trận Hoàng Sa. Họ có ý định mời bà quả phụ hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà đến để bày tỏ lòng biết ơn, nhưng cuộc hội thảo có thông báo và gởi giấy mời đó đã không diễn ra vì áp lực của nhà cầm quyền.

Những người trẻ tuổi ở miền Bắc từng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng đã thả 74 ngọn hoa đăng trên sông Hồng với chữ HQ-10 kết bằng hoa hồng để vinh danh hạm trưởng và những binh sĩ VNCH, bày tỏ lòng biết ơn những người đã hy sinh vì tổ quốc.

Đầu năm nay, để chuẩn bị kỷ niệm 40 năm trận Hoàng Sa, một số báo trong nước đã cho đăng khá chi tiết trận hải chiến này. Báo Dân Trí và Petrotimes đã cho đăng nhiều kỳ bài “Vì sao xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974”. Báo Tuổi Trẻ cũng đăng nhiều kỳ bài “40 năm Hải chiến Hoàng Sa” trong đó có trích đoạn hồi ký của Trung tá hạm trưởng Ngụy Văn Thà và đăng hình của ông. Những bài viết này gọi đúng danh xưng của chế độ miền Nam, từ tên nước (Việt Nam Cộng Hoà), cờ (cờ Vàng ba sọc đỏ) và cấp bậc của quân nhân các cấp.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam trong 7 ngày kể từ ngày 19 tháng 12 đã liên tiếp đăng 7 bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ với mục đích “Cung cấp một số thông tin để cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước được tiếp cận thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn và rõ ràng hơn về một sự kiện mà có lẽ không quên được trong quá trình đấu tranh của lịch sử để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn của đất nước”.

Người ta thấy bạn đọc viết cám ơn các báo “Vì hành động xâm lược cách đây 40 năm của Trung Quốc không phải người nào cũng biết và cảm thấy niềm kiêu hãnh dân tộc về cuộc chiến oai hùng của các chiến sĩ để bảo vệ biển đảo Việt Nam”. Nói chung, phản ứng của đọc giả là “Hơi chậm nhưng hoan nghênh việc làm này, một ước mơ từ lâu, nay mới toại nguyện”.

Đặc biệt, có những người hay tổ chức còn công khai kêu gọi nhà nước hãy truy phong danh hiệu “liệt sĩ” cho các tử sĩ VNCH trong trận Hoàng Sa.

Nhìn qua những sự kiện trên, ai cũng đặt câu hỏi “Phải chăng gió đã xoay chiều?”, “Phải chăng đảng Cộng Sản Việt Nam đã có cái nhìn mới về Hoàng Sa?” và “Phải chăng đảng CSVN đã bắt đầu ý thức được tình cảm của người dân và lòng yêu nước thì không phân biệt chính kiến hay chế độ?”

Ai cũng lầm, lầm to. Đó chỉ là trò ma mớp của Nguyễn Tấn Dũng và sự hèn hạ của đảng CSVN trước kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

Vào chiều cuối năm, trong dịp đến thăm Hội Khoa học Lịch sử ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng Chính phủ đã lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và 30 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 (chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc) đồng thời chỉ thị đưa các vấn đề này vào sách giáo khoa. Hai tờ báo điện tử Thanh Niên và VietNamNet nhanh nhẹn đưa bản tin này vào chiều ngày 30 tháng 12 nhưng sau đó đã bị lấy xuống.

Nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng và “Ủy ban Nhân dân Huyện đảo Hoàng Sa” đã quyết định tổ chức một cuộc triển lãm “Quần Đảo Hoàng Sa- chủ quyền của Việt Nam” và đêm “Thắp nến tri ân” vào tối 18 tháng 1 ở công viên Biển Đông, nhưng đến giờ phút chót các sự kiện này đã bị đình chỉ vì lệnh trên.

Tưởng rằng gió đã xoay chiều, xoay theo một chiều hướng tốt đẹp để biến đất nước hiện nay trở thành đất nước của mọi người chứ không phải của con người XHCN hay của đảng CSVN. Nhưng  ngọn gió đó đã bị cái chủ nghĩa giáo điều của người CS ngăn chận, làm tiêu tan hy vọng.

Điều này xác định lại một điểm rõ ràng rằng: người CSVN vẫn còn đặt chủ nghĩa và đảng lên trên đất nước và dân tộc. Việc vinh danh 74 tử sĩ VNCH, nếu có và có ở mức độ nào đó, chẳng qua vì áp lực của dư luận, của dân chúng trước tham vọng của Trung Quốc, chứ đánh đổi một phần đất nước như Hoàng Sa xem ra chẳng đáng gì so với sự duy trì đảng CSVN.

Sự kiện 40 năm Hoàng Sa rồi cũng đã chìm xuồng như vụ sửa đổi hiến pháp.

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cách giải  thích của Trưởng Ban tuyên giáo trung ương Lê Đức Thọ cũng như lối biện bạch của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch về việc Hoàng Sa đã cho thấy rõ ràng rằng: đảng CSVN hành động vì lợi ích của đảng chứ không phải vì lợi ích của dân tộc.

Trần Việt Trình

6 tháng 3 năm 2014

Chuyên mục:Chính Trị

Văn Cao và Tiến Quân Ca

Cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua, dư luận trong nước “rộn” lên với những thay đổi. Quốc Hội của nhà cầm quyền CSVN đã nhóm họp và qua đó một loạt những thay đổi “gây sốc” đã được đề nghị và mang ra bàn thảo. Nào là dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nào là đổi lại tên nước và đề nghị sửa đổi cả lời bài Quốc Ca.

Bài viết này không bàn đến 2 sự thay đổi lớn lao là sửa đổi Hiến pháp và thay đổi tên nước mà chỉ xoay quanh bài Tiến quân ca và kiếp nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.

Văn Cao là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, là một trong những gương mặt quan trọng nhất của nền tân nhạc. Ông là tác giả bài Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày trước và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng Quê gốc của ông ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ, ông học ở trường tiểu học Bonnal, sau học trung học ở trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc.

Những năm cuối 1930, tân nhạc VN ra đời. Văn cao sáng tác ca khúc đầu tay Buồn Tàn Thu năm 1939, lúc đó ông chỉ mới 16 tuổi.

Giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao sáng tác các nhạc phẩm trữ tình ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà lại mang nặng âm hưởng phương Đông.

Sau ca khúc đầu tay Buồn tàn thu ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ. Bên cạnh đề tài mùa thu, ông còn có hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Bến xuân và Cung đàn xưa. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, Văn Cao đã thành công rất sớm. Buồn tàn thu được trình diễn trên các sân khấu lớn và trên đài phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai. Suối mơ, Bến xuân được đánh giá là cực điểm của lãng mạn trong ca nhạc VN. Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi.

Năm 2001, khi phim Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American) được thực hiện, Thiên Thai được sử dụng làm nhạc nền cho phim.

Năm 1942, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội sinh sống. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant, nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền, và theo học dự thính ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943-1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu. Đặc biệt tác phẩm Le Bal aux suicidés (Cuộc khiêu vũ của những người tự tử) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận lúc đó. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của ông không bán được. Văn Cao, cùng bạn bè, thường phải đứng bán những tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn.

Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao về lại Hà Nội. Ông làm việc cho Đài Phát thanh nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955, ông cầm bút trở lại. Tháng 2 năm 1956, bài thơ “Anh có nghe không” được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là “lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì”. Văn Cao cùng những người bạn cầm bút của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ trương đòi hỏi tự do văn nghệ và tự do sáng tác. Đến tháng 12 năm 1956 thì cả hai tờ báo đều bị đình bản.

Như những nhân vật khác của nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm, tháng 7 năm 1958, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội nữa. Những năm sau đó, ông kiếm sống bằng nhiều công việc “vớ vẩn” như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch và vẽ quảng cáo cho các báo. Các ca khúc của ông không được trình diễn ở miền Bắc, trừ bài Quốc ca. Nhưng ở miền Nam, các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thành thuở ấy thường xuyên trình bày những ca khúc của ông. Ca khúc Không quân Việt Nam ông sáng tác năm 1945 sau được sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hoà.

Người ta đã cầm giữ Văn Cao như một tù nhân bị giam lỏng, một thứ nhà tù tại chỗ, nhà tù nhân dân kiểu xã hội chủ nghĩa. Bị vô hiệu hóa suốt 30 năm chỉ vì tội Nhân Văn Giai Phẩm. Sở dĩ Văn Cao thoát tù mọt gông chẳng qua vì ông là tác giả Quốc ca. Không ai lại đi bỏ tù một người đã làm ra bài Quốc ca. Ngay sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, nhà nước cộng sản định lấy bài hát “Cách mạng tiến quân” của Đỗ Nhuận làm bài quốc ca, thay cho bài Tiến quân ca nhưng việc không thành.

Năm 1989, tạp chí National Geographic đăng một bức ảnh của nhạc sĩ Văn Cao đang ngồi trầm tư bên chiếc đàn dương cầm của ông. Tấm hình này đã tạo cảm hứng cho nhà soạn nhạc người Mỹ tên Robert Ashley sáng tác ra bản solo cho piano mang tên Van Cao’s Meditation vào năm 1992. Cho đến khi Văn Cao qua đời Robert Ashley vẫn chưa một lần được gặp mặt tác giả của Tiến quân ca.

Trở lại chuyện ra đời của bài Tiến quân ca. Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quý, một cán bộ Việt minh. Vũ Quý thuyết phục Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.

Ông nhận lời Vũ Quý, ngay hôm đó chính thức gia nhập Việt Minh và bắt tay vào việc sáng tác.

Ông bồi hồi kể lại trong hồi ký “Tại sao tôi viết Tiến quân ca” như sau:

“Bài hát đã làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp 45 Nguyễn Thượng Hiền, bên một cái cửa sổ nhìn sang căn nhà 2 tầng, mấy làn cây và một màn trời xám.

Ở đây thường vọng lên những chiếc xe bò chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm, mất ngủ vì gió mùa luồn vào từng khe cửa, vì tiếng đánh chửi nhau của một gia đình anh viên chức nghèo khổ, thiếu ăn, vọng qua những khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có những tiếng gõ cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại …

…Tin từ Nam Định lên, cho biết mẹ tôi và các em tôi đang đói. Họ đang tìm mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi tìm cách giúp đỡ.

Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi”.

Bài hát Tiến quân ca của Văn Cao đã ra đời như vậy đó.

Văn Cao viết “Tiến quân ca” lúc 21 tuổi

Tiến quân ca được đăng trên trang văn nghệ của báo Độc Lập lần đầu tiên tháng 11 năm 1944.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca được chính thức cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình.

Thật đột ngột cho Văn Cao, Vũ Quý mất trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945. Cái chết mà sau này ông được biết là chưa được làm rõ, khi Vũ Quý trên đường anh lên dự Quốc dân đại hội Tân Trào tại Việt Bắc. Cho mãi đến năm 1972, Vũ Quý mới được truy tặng liệt sĩ. Truy tặng thì truy tặng, không ai biết rõ chuyện gì đã đưa đến cái chết của Vũ Quý!

Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa điều 3 ghi rõ: “Quốc ca là bài Tiến quân ca”. Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I đã mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca. Văn Cao đã luyến tiếc vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.

Lần họp Quốc hội vừa qua không phải là lần đầu tiên việc thay đổi Quốc ca bị mang ra “đấu tố”. Việc này đã được thực hiện một lần rồi. Nhà cầm quyền CSVN đã đã một lần tổ chức thay đổi quốc ca vào năm 1981. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, không có tuyên bố chính thức gì về kết quả và cuộc thi này không được nhắc tới nữa. Tiến quân ca vẫn là quốc ca của nước cho tới ngày nay.

Đây là ca khúc đã đi vào lịch sử sáu bảy chục năm rồi, với đầy đủ ý nghĩa của nó. Quốc ca không chỉ là một ca khúc đơn thuần mà nó còn chứa đựng ý nghĩa lịch sử sâu xa.

Có lần Văn Cao đã nói “Thôi, giờ tôi có tiếc nuối cũng chẳng thể làm gì. Dù sao Tiến quân ca cũng chẳng phải là của riêng tôi, nó đã là của một dân tộc Việt Nam độc lập kể từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đến nay”.

Theo như gia đình của Văn Cao thì gia đình của ông đã trao bản quyền ca khúc Tiến quân ca cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Người sửa chỉ có thể là Văn Cao. Văn Cao giờ không còn nữa, ai muốn sửa thì đi gặp Văn Cao mà yêu cầu sửa.

Ngoài Tiến quân ca, ông còn sáng tác các hành khúc khác như Thăng Long hành khúc ca và Tiến về Hà Nội. Sau khi bài Tiến về Hà Nội ra đời cuối năm 1949 ông bị đưa ra kiểm điểm và bị phê phán khắp nơi. Từ đó ông thề sẽ không sáng tác ca khúc chính trị nữa.

Văn Cao ngưng sáng tác ca khúc tới hai chục năm. Cái thôi thúc ông sáng tác trở lại chính là sự kiện 30/4/1975.  Hôm đó, nghe tin “đất nước thống nhất”, trong khi nhà nhà miền Bắc rộ lên tiếng reo vui thì Văn Cao lại im lặng. Ông im lặng nhưng đôi mắt ông sáng lấp lánh. Trong ông có một điều gì đang dâng trào, nghẹn ngào. Từ hôm đó, tâm trạng ông biến đổi khác hẳn.

Tới một ngày giáp Tết năm 1976, hôm đó, Văn Cao ngồi bên đàn, đôi vai gầy guộc của ông phủ xuống, đôi bàn tay khô gầy của ông lướt trên những phím đàn loang lổ, ố vàng. Tiếng đàn ngọt ngào, thánh thót, ấm áp, âm vang khắp căn phòng. cây đàn. Mái tóc ông bạc dài xõa phất phơ theo tiếng dương cầm. Một lát sau, ông lặng lẽ đứng dậy, nhẹ nhàng rời khỏi cây đàn, khuôn mặt ông bất động. Dường như tâm hồn ông vẫn còn bồng bềnh trôi theo những âm thanh của bản nhạc.

Mùa xuân đầu tiên ra đời với giai điệu mượt mà, sâu lắng, khắc sâu vào tâm hồn người thứ tình cảm chan chứa yêu thương như sau:

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.

Hai chữ “Từ đây” được lặp lại nhiều lần nói lên mơ ước, khát vọng, và cũng là lời nhắn nhủ của Văn Cao sau “chiến thắng vĩ đại”: con người phải biết yêu quê hương và biết yêu thương nhau.

Nước nhà thống nhất, không còn chiến tranh, đó là điều mà mọi người mơ ước và khát vọng. Nhưng Văn Cao đã nghiệm ra rằng đất nước và con người VN vừa trải qua tang thương, bể dâu, ly loạn, đã đánh mất nhiều giá trị truyền thống, nhân bản. Nghiệt ngã đã ảnh hưởng sâu rộng đến từng từng thân phận, từng gia đình. Vết thương đất nước chưa lành, nhân tâm còn bất ổn nên không quá vội vàng, ảo tưởng, hân hoan thái quá. Cần khơi dậy tình người và đánh thức nhân tính.

Mùa xuân đầu tiên bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách Mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu không được phổ biến.
Sở dĩ có một thời kỳ dài ca khúc này không được cho phép phổ biến vì ngoài những định kiến về Văn Cao trong quá khứ mà còn vì trong ca khúc có những lời như “Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người”. Người CS họ nghe sao thấy mơ hồ quá, lấn cấn quá, rắc rối quá!

Mãi cho đến sau khi Văn Cao qua đời, Mùa xuân đầu tiên của ông mới được phổ biến và trình diễn ở những sân khấu lớn, được đưa lên đài phát thanh và đài truyền hình. Đến lúc này Mùa xuân đầu tiên của ông mới thực sự có chỗ đứng trong âm nhạc VN.

Ngày nay, Mùa xuân đầu tiên đã trở nên quen thuộc với chúng ta, là một trong những bài hát hay về mùa xuân. Nhưng tuyệt phẩm này cũng cùng chung số phận long đong như chính người sinh ra nó. Phải mất 20 năm sau khi ngưng sáng tác, Văn Cao mới cho ra đời bài hát này. Và cũng phải mất 20 năm sau khi ra đời, nó mới được trình bày hợp lệ. Lúc đó Văn Cao đã sang thế giới bên kia.

Văn Cao sáng tác không nhiều. Vì người ta đã cướp đi mất của ông đến 30 năm, lúc sức sáng tác của ông đang ở vào thời kỳ sung mãn nhất. 30 năm, một khoảng thời gian quá dài vùi dập một nhân tài. Văn Cao như một cây tốt trái nhưng bị cắm trên miếng đất miền Bắc cằn cỗi. Phải chi cây trái ấy được trồng ở đất miền Nam tươi tốt màu mỡ thì cây ấy đã đươm bông rực rỡ và sây trái. Phải chi Văn Cao được sống dưới chế độ miền Nam tự do, tự do văn nghệ và tự do sáng tác, thì ông đã cống hiến cho đời một kho tàng âm nhạc dồi dào hơn vậy nhiều. Dầu sao thì Văn Cao vẫn là một tác giả lớn của nền âm nhạc VN. Tiếng tăm của ông vẫn mãi là niềm tự hào vô bờ của quê hương, dân tộc, nó trường tồn, bất tử như những khúc khải hoàn ca ngân vang mãi.

Ông qua đời ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi. Bài viết này xin ghi lại đôi điều về nhân vật tài hoa bị vùi dập này, như một nén nhang tưởng niệm ông nhân ngày ông qua đời cách đây đúng 18 năm.

Trần Việt Trình
11 tháng 7 năm 2013

Đón xuân này nhớ xuân xưa

Lời mở đầu:

Năm nay, báo Tuổi Trẻ Online phát động một cuộc thi tùy bút với chủ đề “Tết sum vầy” để “chia sẻ về những ký ức, những hoài niệm, những xúc cảm, những câu chuyện về không khí sum vầy của gia đình, của bè bạn, của tình yêu…”. Cuộc thi diễn ra từ nay cho đến hết ngày 24 tháng 2 với giá trị giải thưởng tổng cọng lên đến 28 triệu đồng. Sau đây là bài tùy bút của tôi với nhan đề “Đón xuân này nhớ xuân xưa”.

 

Tết là mùa của đoàn tụ, của yêu thương, của tình thân, của tình gia đình. Dù đang ở đâu, làm gì, Tết vẫn là ngày mà ai cũng mong được quây quần bên nhau, bên ấm trà hít hà mứt gừng cay, thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, cầu nguyện cho gia đình được điều may mắn tốt lành. Tết, dù ở đâu ai cũng muốn tề tựu về nhà để hưởng một cái Tết sum vầy tràn đầy hạnh phúc trong không khí gia đình đầm ấm.

Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, thờ cùng tổ tiên, hỏi han và mừng tuổi nhau. Ngày Tất niên là ngày gia đình sum họp lại để ăn với nhau bữa cơm cuối năm. Buổi tối ngày này, người mình có tập tục lập bàn thờ cúng tất niên. Giao thừa là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa linh thiên ấy, mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Rồi tiếng pháo nổ râm ran mừng Tết đến.

Đó là truyền thống một cái Tết sum vầy của dân ta, một nét văn hóa rất đặc trưng đã ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam.

Ấy vậy mà cách đây đúng 45 năm, Tết Mậu Thân năm 1968, đã có hàng ngàn gia đình ở Huế tan nát vì một mưu đồ chính trị và quân sự bất minh của chính đồng bào mình.

Tối mùng Một, rạng sáng mùng Hai Tết, trong khi Huế bắt đầu nhộn nhịp mừng Tết đến thì không ai ngờ rằng đó cũng là ngưỡng cửa vào địa ngục trần gian.

Trong chiến dịch Đông Xuân 1967–1968, cuộc tấn công của quân đội miền Bắc, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã diễn ra đúng vào thời điểm giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam đã thoả thuận hưu chiến 36 tiếng đồng hồ để người dân được yên hưởng một cái Tết truyền thống trong hoà bình.

Quân đội Bắc Việt chọn tấn công miền Nam đúng vào giờ giao thừa và lấy đó làm điều bí mật tiên quyết của trận Mậu Thân. Đại Tướng quân đội Bắc Việt Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, trận Mậu Thân có ba điểm bất ngờ, đó là mục tiêu, qui mô, và quan trọng trên hết là thời điểm, đúng giao thừa.

Cố tình vi phạm thoả ước, Bắc Việt đã tấn công đúng vào thời điểm giao thừa để tạo sự bất ngờ hầu chỉ mong nắm được lợi thế quân sự lúc ban đầu. Huế là một chiến trường chính yếu trong toàn cuộc chiến, đã diễn ra khốc liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Khi quân đội Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế liền nhận ra rằng mấy ngàn thường dân đã bị thảm sát, và rồi từ đó về sau, mỗi năm, Tết Nguyên Đán đã trở thành ngày giỗ của hàng ngàn gia đình ở cố đô Huế.

Sau cuộc thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, có nhiều bài viết khác nhau về sự việc này. Người Việt sống ở miền Nam và ở hải ngoại nhớ lại với những căm phẫn. Nhà cầm quyền CSVN thì lại ăn mừng và triển lãm chiến thắng vĩ đại.

Ngày ấy những người tự xưng là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Quân Đội Nhân Dân đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Bị tấn công sau, nhưng Huế đã trở thành chiến trường khốc liệt nhất và dai dẳng nhất.

Cuối cùng thì vào ngày 25 tháng 2 năm 1968 mặt trận Mậu Thân tại Huế cũng chấm dứt. Lực lượng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An bình lại được vãn hồi. Cờ VNCH được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần.

Nhưng kinh hoàng không dừng lại ở đó.

1Người dân Huế bắt đầu một cơn ác mộng khác. Họ bàng hoàng nhận ra hàng ngàn đồng bào của họ, trong đó có cả thân nhân của họ, bị bắt trong 3 tuần lễ phía Bắc Việt làm chủ thành phố Huế, sẽ không bao giờ trở về nữa. Họ đã bị thảm sát ra sao, và được vùi lấp trong các hầm chôn tập thể như thế nào?

Những nạn nhân đã bị giết bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người lại thành từng hàng, rồi đẩy xuống hố chôn sống. Đó là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi ở các hầm chôn người tập thế. Nhiều đợt khai quật tử thi cho thấy các nạn nhân tay bị trói cột ra sau lưng bằng dây thép gai, miệng bị nhét giẻ, thân xác không còn nguyên vẹn nhưng lại không có dấu vết bị thương. Điều đó cho thấy rõ ràng rằng họ đã bị chôn sống.

Khi đài truyền hình Quốc Gia phỏng vấn gia đình của các nạn nhân, hầu như mọi người đều kể một câu chuyện tương tự như nhau là trong 3 tuần lễ rưỡi mà lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Quân Đội Nhân Dân chiếm đóng Huế thì thân nhân của họ bị những người cầm quyền tạm thời nầy kết án là “ác ôn”, “làm tay sai cho Mỹ”, “có tội với nhân dân” và phải “được xử lý thích đáng”. Những người bị kết án là ai? Họ là những giới chức trong chính quyền VNCH, và gia quyến của họ, những sĩ quan trong quân đội cũng như những người lính đang về nghỉ phép ở nhà, những nhân vật Công giáo được nhiều người biết. “Xử lý thích đáng” có nghĩa là bị xử tử tại chỗ hay bị bắt dẫn đi và không bao giờ trở lại.

Những người bị dẫn đi mất tích về sau được tìm thấy trong hơn 20 bãi chôn tập thể lớn nhỏ ở các vùng ngoại ô của Huế. Mỗi bãi là một hay nhiều hố cạn chứa từ 5, 7 người cho đến hàng chục hàng trăm xác. Tổng cộng khoảng chừng gần 7000 người đã bỏ mạng trong gần 4 tuần lễ đó.

Có hầm nạn nhân bị đập đầu bằng cuốc mà chết. Có một nhân chứng là một phóng viên miền Nam bị bắt đi theo Việt Cộng sau được VNCH giải cứu cho biết: “Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào”. Cũng theo nhân chứng này, người này phải đập người kia, cứ 10 người bị cột vào với nhau bằng giây điện thoại và đều bị đập vỡ đầu từ phía sau.

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, thuật lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

Nhưng kinh hoàng vẫn không dừng lại ở đó. Mức độ kinh hoàng không ngừng dâng lên. 20 tháng sau, ngày 19 tháng 9 năm 1969, Huế vỡ oà về việc thảm sát tại Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hoà. Khoảng 400 bộ hài cốt được khai quật ra từ đây. Những hài cốt chỉ còn xương và sọ. Thịt da đã rữa và trôi đi theo dòng nước.

Những địa danh của Huế như Gia Hội, Cồn Hến, Chợ Thông, Phú Thứ, Khe Đá Mài, Bãi Dâu, … xưa nay vốn chỉ được biết trong cư dân Huế với nhau, nay bỗng chốc, trở thành đề tài bán tán của cả miền Nam, trên truyền hình và báo chí tong nước và cả quốc tế.

Trách nhiệm thuộc về ai? Ai đã giết, ai đã chết, ai chịu trách nhiệm những gì đã xảy ra trong 3 tuần rưỡi kinh hoàng của Huế?

2

Thân nhân họ hàng đứng cạnh các bộ phận thân thể vừa được đào lên từ các mộ tập thể
trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Photo courtesy of Wikipedia

Học giả Douglas Pike, thuộc Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất vào ngày 1 tháng 2 năm 1970 tại Sài Gòn, cho biết chỉ trong một trận Mậu Thân tại Huế, gần 4,800 thường dân đã chết và mất tích. Ông kết thúc lời mở đầu của báo cáo thật khẳng định: “Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người Cộng Sản, thì thật sự nó là như vậy đấy. Đơn giản vì thái độ ấy đáng bị lên án.”

Ông Philip W. Manhard, cố vấn Mỹ tại Huế bị bắt làm tù binh và bị giam giữ ở một trại tù binh ngoài Bắc mãi cho đến năm 1973, đã xác nhận rằng khi phải rút khỏi thành phố Huế, bộ đội miền Bắc đã hạ sát tất cả những ai không chịu đi theo, cũng như những người quá già hoặc nhỏ tuổi gây trở ngại cho cuộc rút quân của họ.

Nói về phía bên kia, tất cả các kế hoạch đột kích miền Nam được chuẩn bị rất chu đáo và bí mật.

Sau tháng 5 năm 1975, nhà cầm quyền CSVN hàng năm vẫn khoe thành tích và ăn mừng chiến thắng Mậu Thân nhưng vào năm 1969 Võ nguyên Giáp khi bị các ký giả ngoại quốc phỏng vấn đã đểu giả trả lời là Bắc Việt không hề biết về cuộc chiến Tết Mậu Thân xảy ra ở Miền Nam vì đó là chuyện của MTGPMN và VNCH.

Một bản tin của đài Giải Phóng nghe được ngày ấy đổ tội cho cảnh sát và quân đội VNCH khi thua rút đi đã gây thảm sát. Chuyện che dấu và đổ tội vạ là điều bình thường của CS từ trước đến giờ mà ai cũng biết. Nhân chứng vẫn còn đó, cả trong nước lẫn ngoài nước. Họ không thể che dấu được tội ác tày trời này.

Về câu hỏi tại sao VC tàn sát thường dân vô tội, đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn tránh né.  Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thì động cơ miền Bắc tàn sát dân chúng Huế, ngoài một lý do thứ yếu là trả thù do hờn oán trước đây giữa cá nhân với nhau thì lý do chính yếu là tàn sát theo kế hoạch phá huỷ và làm rối loạn bộ máy cầm quyền của VNCH. Tàn sát để khủng bố và cảnh cáo đe dọa dân chúng đừng tòng quân chống cộng. Tàn sát tín đồ Thiên Chúa Giáo để chia rẽ sự đoàn kết tại miền nam, tạo sự nghi kỵ giữa các tôn giáo với nhau. Đây đúng là chủ trương dùng bạo lực cách mạng mà cấp trên chỉ thị.

Nói tóm lại, dù Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch cưỡng chiếm VNCH thật chu đáo, cũng như đã tuyệt đối tin tưởng vào đám Việt gian miền Nam nhưng cuộc tổng tấn công đã hoàn toàn thất bại về quân sự. Hà Nội cũng thua luôn về phương diện đạo đức và chính nghĩa khi đã tàn nhẩn xô đẩy hàng ngàn người vào chỗ chết.

45 năm qua là 45 năm người dân Huế đón Tết cùng lễ giỗ. 45 năm tuy dài nhưng vết thương vẫn chưa lành. Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế đã qua đi nhưng trong lòng họ, nỗi đau vẫn còn đó. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành và người đã khuất vẫn chưa được giải oan.

Ông Phan Văn Tuấn là một nạn nhân tiêu biểu của Mậu Thân Huế 68. Khi CS chiếm đóng Huế ông chỉ mới hơn 16 tuổi, đang theo học tại trường tư thục Nguyễn Du. Ông chứng kiến tận mắt một vụ ám sát 5 người ngay ngày đầu tiên. Sau đó, ông và hơn một chục thiếu niên khác bị cộng quân bắt sử dụng vào việc đào hố chôn sống đồng bào ở Gia Hội. Nhờ một phép lạ, ông và 2 thiếu niên khác thoát thân được dưới làn mưa đạn, còn những thiếu niên kia bị cộng quân giết chết. Ông đau khổ nghẹn ngào bộc lộ như sau khi được Nam Dao phỏng vấn nhân dịp tưởng niệm Mậu Thân 40 năm:

“Phiêu bạt giang hồ, tôi bỏ Huế tôi đi từ hồi đó tới giờ, không bao giờ về… Tôi sợ Huế chị ạ! Không phải tôi sợ quê hương tôi, nhưng tôi sợ cái quá khứ khốn nạn mà CSVN gieo rắc vào quê hương tôi. Mỗi lần nhắc tới Huế, tôi tắt radio. Nhạc mà hát về Huế, tôi tắt. Nói tiếng Sàigòn đi, chị mà nói tiếng Huế, tôi sợ tôi đi. Ở Huế mà sợ Huế, không có chị ơi! Huế không phải sợ Huế, mà Huế sợ cái con ma Mậu Thân Huế. Cái bóng ma Mậu Thân Huế 40 năm nó vẫn theo tôi. Ai nói tiếng Huế tôi giật mình. Chị nói anh người Huế, ai nói tiếng Huế anh thích, không có đâu! Ai nói thì giật mình, giật mình giống như cái lưỡi dao nằm trong thịt, nó lành rồi nhưng mà ai đụng thì tự nhiên thốn! Thốn trong tim!”

Thật là oái ăm! Ông là người Huế chính gốc. Người Huế tha hương mà ra đường gặp người Huế lại sợ, nghe ai nói tiếng Huế cũng sợ, thấy Tết đến cũng sợ luôn. 45 năm trôi qua rồi, ông đã đón 45 cái Tết với những tâm trạng khác nhau. Ông tưởng rằng đã lấy được thăng bằng, đã chấp nhận sự thật và quên đi những nỗi buồn để sống, nhưng sự thật không phải như vậy. Nỗi buồn đó vẫn khắc sâu trong tim ông. Vì những biến cố và sóng gió xảy ra đó đã làm cho ông sợ Tết. Dẫu cho trong sâu thẳm tâm hồn ông vẫn yêu Tết lắm, để ông nhớ lại những gì tốt đẹp của một gia đình sum vầy mà ông từng có. Nhiều lúc trong những giấc mơ ông vẫn khóc thầm, bao giờ cho đến bao giờ.

Có lẽ không ai có đủ tư cách và thẩm quyền để trả lời câu hỏi: Ai đã giết người dân Huế? Chỉ có thành phố Huế và người dân Huế, những nạn nhân trực tiếp của cuộc thảm sát, cũng như những người trực tiếp tham gia công tác truy tìm, khai quật và mai táng xác nạn nhân mới có quyền trả lời, và có quyền lên án.

45 năm đã trôi qua, không biết có bao nhiêu người nay còn muốn nhắc lại câu chuyện Tổng công kích của cộng sản tại Huế, có bao nhiêu người còn đoái hoài tới những kẻ xấu số đã bị cướp mất đi mạng sống của mình một cách thảm thương.

45 năm rồi, chúng ta, những người không cộng sản còn nhớ được những gì và suy nghĩ gì về cuộc giết người hàng loạt này?

Đã 45 năm trôi qua, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn còn là nỗi đau trong lòng người dân Huế. Những gì xảy ra cho người đã chết, sẽ còn mãi trong lòng người đang sống. Biến cố ấy sẽ không trôi qua trong quên lãng.

Thế hệ Mậu Thân của Huế vẫn còn đó. Năm nay, người dân Huế ở trong nước thì ở những nơi riêng tư, còn ở nước ngoài thì công khai, vẫn tiếp tục tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ thảm sát 45 năm về trước.

Thế giới có thể quên Mậu Thân 1968 nhưng không ai có thể xoá biến cố tàn độc này trong lịch sử Việt Nam. Những người Việt Nam trẻ tuổi chưa biết cần phải biết. Người Việt Nam những ai đã biết lại càng không thể quên khi thủ phạm tay vấy máu đồng bào vẫn còn chưa trả lời trước toà án lương tâm và toà án thế giới.

Lời kết:

Nếu như tuỳ bút của tôi được may mắn chấm trúng một giải nào đó, xin báo Tuổi Trẻ Online hãy lấy số tiền trúng thưởng đó để tặng hết cho một gia đình nạn nhân của năm 68 còn sót lại đã không hưởng được một cái Tết Mậu Thân sum vầy.

 

Trần Việt Trình

6 tháng 2 năm 2013

(26 tháng Chạp năm Nhâm Thìn)

Đón Tết Quý Tỵ mà nhớ Tết mậu Thân

Chuyên mục:Chính Trị

Tiếng trống Mê Linh ngày xưa nay đâu?

Cách đây hơn 34 năm, tối ngày 26 tháng 11 năm 1978, vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga lần đầu tiên được trình diễn tại rạp Cao Đồng Hưng ở Bình Thạnh. Đêm đầu tiên đó vở diễn đã thành công ngoài sự mong đợi của mọi người. Khán giả đến xem chật rạp, nhiều đợt vỗ tay vang dội suốt buổi diễn.

Nhưng không ai ngờ rằng, chỉ nữa tiếng sau khi tấm màn sân khấu khép lại thì nữ nghệ sĩ nổi tiếng đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga là Thanh Nga và chồng bị bắn chết. Lúc đó hơn 11 giờ khuya, trước cửa nhà, khi 2 vợ chồng nghệ sĩ và con trai còn trong xe, chưa kịp mở cửa bước vào nhà.

Hồi ấy chưa có nhiều phương tiện thuận lợi như hiện nay nên Thanh Nga và chồng là ông Phạm Duy Lân được đưa vào bệnh viện bằng xe xích lô. Chưa tới nơi, nữ nghệ sĩ đã trút hơi thở cuối cùng, ra đi ở cái tuổi 36 lúc tài năng đang rực rỡ. Ông Phạm Duy Lân đã chết trước đó không lâu.

Cái chết của nữ nghệ sĩ Thanh Nga ngày ấy đã gây chấn động Sài Gòn và lan rộng khắp cả nước. Nhiều người hay tin, đứng chết lặng trên hè phố. Đồng bào các tỉnh miền Nam vốn yêu mến cải lương đã khóc hết nước mắt, nguyền rủa kẻ đã nhẫn tâm sát hại hai vợ chồng người nghệ sĩ tài hoa. Thời điểm này sân khấu cải lương của miền Nam đang ở vào thời cực thịnh và nữ nghệ sĩ Thanh Nga đang là ngôi sao sáng chói trên sân khấu cải lương Sài Gòn và cả nước.

Đài BBC và hãng thông tấn Reuter ngày ấy cũng quan tâm đặc biệt đến sự kiện chấn động này. Cả 2 đài đã phát đi những bản tin dài và đặt câu hỏi thế lực nào đứng sau vụ sát hại dã man đó.

Đám tang vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga đã diễn ra trong xót thương và tiếc nuối. Hàng tram, hàng ngàn người đến chen lấn tiễn đưa người nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn cùng người chồng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tưởng cũng nên biết rằng, trước khi bị sát hại, vào tháng 3 năm 1978, khi đang diễn vở tuồng “Tiếng trống Mê Linh” thì một quả lựu đạn được ném lên trên sân khấu nổ tung khiến Thanh Nga bị thương và 2 nhạc công chết tại chỗ. Sau đó, hàng loạt thư nặc danh gởi đến nhà Thanh Nga hăm dọa và cảnh cáo cô không nên tiếp tục diễn nữa, nếu trái lời sẽ bị giết. Thanh Nga vẫn không chùn bước. Sau khi vết thương được chữa lành, cô ra sân khấu trở lại.

Hai vở tuồng “Tiếng trống Mê Linh” và “Thái hậu Dương Vân Nga” đã cổ vũ lòng yêu nước, khơi dậy tinh thần đoàn kết, hy sinh vì Tổ Quốc. Do vậy, dư luận hồi đó cho rằng vụ ám sát có mục đích chính trị.

                   tn    

Thanh Nga hạnh phúc bên chồng Phạm Duy Lân và con trai Hà Linh

Chúng ta thử mở lại hồ sơ vụ ám sát năm xưa.

Nhân chứng đầu tiên và quan trọng nhất là võ sĩ Nguyễn Văn Các, người cận vệ cho Thanh Nga và gia đình. Các có mặt trong chiếc xe Volkswagen mang biển số 51A–73–79 đưa vợ chồng Thanh Nga và con trai là bé Cúc Cu từ rạp hát về nhà. Các khai như sau: “Xe chở gia đình cô Thanh Nga đi biểu diễn về, vừa vào cổng, tôi xuống trước mở cổng cho xe vào gara. Xe chạy vào, tôi chuẩn bị mở cửa xe cho cô cậu Ba (ông Phạm Duy Lân) xuống thì nghe một tiếng “soạt”, có 2 người xuất hiện, chĩa súng vào gáy tôi và đè tôi xuống. Tôi nghe có tiếng giành giựt gì đó, rồi một phát súng nổ. Sau đó cũng có tiếng giành giựt nữa. Và lại thêm phát súng nổ. Rồi có tiếng nói: “Thôi bỏ đi mày”. Tôi đứng dậy, thấy 2 người, một thấp, một cao lên xe hon đa chạy ra hướng ngược đường Ngô Tùng Châu”.

Nhân chứng thứ hai là Lương Thị Thu ở nhà đối diện, cháu khai: “Khoảng 23 giờ đêm 26/11/1978, cháu đang học bài bên cửa sổ thì nghe tiếng xe cô Ba về. Một chút thì nghe súng nổ. Phía bên cô Thanh Nga ngồi là một người đàn ông thấp. Và một tiếng súng nổ nữa. 2 người đàn ông đi thụt lùi ra rồi phóng lên xe chạy vềhướng Sài Gòn”.

Một nhân chứng khác, là người trong cuộc, bé Cúc Cu, con trai của vợ chồng nữ nghệ sĩ Thanh Nga. Bé Cúc Cu chứng kiến cả ba và mẹ bị bắn chết cùng một lúc. Bé bị chấn động tâm lý sau giây phút kinh hoàng ấy. Lúc ấy bé mới chỉ được 5 tuổi.

Cơ quan công an và báo chí lúc đó đưa ra những tin tức không rõ ràng, không thoả đáng, càng gây hoang mang thêm trong dân chúng và tạo ra thêm nhiều nghi vấn cho cái chết của người nữ nghệ sĩ bạc mệnh này.

Ban đầu công an đưa tin “tàn dư quân đội ngụy” đã thanh toán Thanh Nga nhưng sau đó đổi lập luận vì thấy không ổn.

Ngay sau khi án mạng xảy ra, ông Trần Quyết, thứ trưởng Bộ Nội vụ, đã “nhanh nhẹn” lên tiếng: “Vụ án Thanh Nga xảy ra trong lúc một số tàn quân của quân đội Saigòn còn lẫn trốn ở các vùng rừng núi, bưng biền, hoạt động chống lại ta. Trước đó, có một số hành vi đe doạ là gởi thơ yêu cầu TN không được đóng vai Trưng Trắc hoặc Thái hậu Dương Vân Nga nữa. Giữa lúc đó, có tin mật báo” Một tổ chức tự xưng là “Lực lượng thống hợp Liên Bang Đông Dương” do sự đở đầu của CIA Mỹ, vừa mở tiệc ăn mừng ở một quán rượu vùng ven Saigòn, do đã bắn chết Thanh Nga theo án lịnh trên đưa xuống”.

Rõ ràng là bịa đặt. Tổ chức chống Cộng thời đó làm gì dám ra quán nhậu để tổ chức ăn mừng đã giết Thanh Nga. Thời đó, những gánh hát phải diễn những tuồng “cách mạng” có nội dung chửi bới VNCH, vậy mà có ai lên tiếng chống đối đâu?

Sau đó, công an tuyên bố rằng đây là một vụ bắt cóc tống tiền. Công an cho rằng án mạng là do việc bắt cóc không thành nên sinh ra án mạng, thủ phạm là Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức, đã tổ chức bắt cóc đòi tiền chuộc con trai của nữ nghệ sĩ Kim Cương và con của bác sĩ Lã Hỷ trước đó.

Sự thật không phải như vậy.

Nhã Thanh Sử đã nêu lên những phân tích và chứng cứ xác định vụ ám sát không phải là một vụ bắt cóc tống tiền mà là được công an VC dàn dựng ra. Lý do là Thanh Nga diễn xuất quá lôi cuốn, nói lên tính độc lập dân tộc, gây ấn tượng sâu đậm vào lòng khán giả, chỉ trích mạnh mẻ những kẻ làm tay sai cho quân Tàu, dâng đất cho ngoại bang. Thanh Nga phải chết và chồng của Thanh Nga cũng phải chết để diệt nhân chứng.

Nói về việc khám nghiệm tử thi, sáng hôm sau, đoàn khám nghiệm đến bịnh viện thì thi hài của 2 người đã được đưa vào nhà xác. Theo như báo cáo của ông Võ Tấn Thành, Đội trưởng đội trọng án Phòng cảnh sát hình sự TP HCM lúc bấy giờ thì Thanh Nga bị trúng đạn ở ngực trái còn chồng cũng bị một vết thương do đạn bắn ở ngực trái, xuyên thẳng hướng tim ra lưng.

Vậy thì 2 gã đàn ông giết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga là ai? Thanh Nga và chồng, mỗi người lãnh chỉ một viên đạn là chết. Sát thủ phải là một tay chuyên nghiệp được huấn luyện đàng hoàng. Nhưng làm thế nào để cả hai đều bị nhắm bắn vào tim? Ông Lân lúc đó đang ngồi sau tay lái còn sát thủ thì đứng ngoài xe, bên hông của ông Lân. Bắn được vào tim của ông Lân thì sát thủ phải kéo ông Lân quay về phía họng súng để bóp cò. “Nghe có tiếng giành giựt gì đó, rồi một phát súng nổ” là vậy. Còn Thanh Nga thì lúc đó đang ôm con trước ngực. “Sau đó cũng có tiếng giành giựt nữa. Và lại thêm phát súng nổ” cho thấy sát thủ phải kéo bé Cúc Cu ra khỏi vòng tay mẹ cho lòng ngực của Thanh Nga trống trải để bóp cò. “Bắn thì bắn đi chớ đừng bắt con tôi” như lời khai của một nhân chứng cho thấy Thanh Nga thấy tên sát thủ kéo con ra khỏi vòng tay của mình, tưởng rằng hắn muốn bắt Cúc Cu cho nên mới nói như vậy.

Những câu hỏi được đặt ra là:

1. Kế hoạch đã được vạch ra rõ ràng; địa điểm, thời gian và tình huống đã nắm vững, không có một chướng ngại hay một sự cản trở nào, sao công an lại gọi là bắt cóc bất thành?

2. Chồng của Thanh Nga không có hành động chống đối, chịu nạp tiền mà sao vẫn bị bắn chết?

3. Cho dầu bắt cóc đòi tiền hay ám sát, làm một việc tày trời như vậy sao sát thủ lại ngang nhiên không ngụy trang hay che đậy để khỏi bị nhận diện?

Suy luận và nhận xét:

1. Đây không phải là kế hoạch bắt cóc, mà là một kế hoạch ám sát. Địa điểm là trước nhà của Thanh Nga có người thường xuyên qua lại. Thời gian là về khuya sau khi Thanh Nga vãng hát. Tình huống là 4 người gồm Thanh Nga, chồng, cận vệ và con của Thanh Nga. Phương tiện di chuyển chỉ là 1 chiếc xe Honda. Do vậy, đây không phải là kế hoạch bắt người, mà là kế hoạch ám sát.

2. Mục đích cướp của lấy tiền? Vậy khi nghe chồng của Thanh Nga bằng lòng nộp tiền mà sao đối phương vẫn im lặng không ra một điều kiện nào cả? Như vậy, không phải là vụ bắt cóc đòi tiền mà là một cuộc ám sát có chủ mưu.

3. Không sợ bị nhận diện, cả 2 sát thủ đều không che mặt, không đội mủ hay mang kiếng mát. Không sợ bị bại lộ về sau, điều đó chứng tỏ sát thủ biết nạn nhân không còn cơ hội gặp lại bọn chúng nữa. Đó không phải là hành động của kẻ bắt cóc mà là hành động của kẻ sát nhân.

4. Bọn sát nhân không sợ ai cả. Chúng dám ngang nhiên hành động ngoài công lộ, chốn đông người, chứ không phải trong nhà hay ở nơi kín đáo. Điều này chứng tỏ bọn chúng có thể được bao che hay ủng hộ bởi cơ quan có quyền lực. Bắn người xong, chúng nói với nhau “Thôi bỏ đi mày”, điều này chứng tỏ chúng vừa thi hành xong nhiệm vụ và nhiệm vụ được giao phó là giết người, không cần phải lục lọi tiền bạc hay đồ quý giá. Rõ ràng là một vụ ám sát.

5. Tại sao công an không cho tái dựng hiện trường? Việc tái dựng hiện trường sẽ cho thấy rõ đây là hành động ám sát chứ không phải bắt cóc tống tiền. Đồng thời, việc tái dựng hiện trường sẽ cho thấy lời khai của sát thủ và các nhân chứng mà công an công bố sẽ không ăn khớp với hiện trường.

6. Công an tuyên bố những kẻ bắn chết vợ chồng Thanh Nga là Nguyễn Thanh Tân (chủ mưu) và Nguyễn Văn Đức (tòng phạm) đã nhận tội. Tòa tuyên án tử hình Tân và Đức. Án tử hình đã được thi hành ngày 23 tháng 8 năm 1980. Vụ án Thanh Nga khép lại. Đức nhận tội gì? Lời khai đâu? Chứng cớ kết tội đâu? Đức chỉ là tòng phạm, không trực tiếp bắn chết Thanh Nga, sao lại bị xử tử hỉnh? Phải chăng là giết người bịt miệng?

7. Tại sao công an không cho con của Thanh Nga là bé Cúc Cu, vệ sĩ Các cũng như chồng và con của Kim Cương nhận diện Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức?

Càng đào sâu tìm hiểu càng thấy rõ ràng công an ngụy tạo chứng cớ để bao che cho 2 thủ phạm. Trong quá trình điều tra, công an đã bỏ qua nhiều chi tiết cần xác minh và những kết quả điều tra được công bố cũng có nhiều sơ hở và mâu thuẫn. Quá trình diễn tiến vụ án cho thấy rõ ràng đây là một vụ ám sát, nhưng công an CS cố tình tạo dựng những chứng cớ thêm thắt vào để biến nó thành một vụ án bắt cóc tống tiền. Dám bảo vệ kẻ sát nhân, dám chụp mũ những người vô tội, dám bịt mắt công luận là những chuyện mà công an CS dám làm và vẫn thường làm. Những điều này đưa đến một kết luận 2 thủ phạm không ai khác hơn là 2 sát thủ thực hiện việc ám sát theo lệnh của nhà cầm quyền đương thời.

Nữ nghệ sĩ Thanh Nga đã xuất sắc trong 2 vở Tiếng Trống Mê Linh và Thái Hậu Dương Vân Nga. Có lẻ lối diễn xuất xuất thần, quá hùng hồn, lột tả và kêu gọi được tinh thần độc lập dân tộc, chống lại bọn xâm lược và cai trị tàn bạo của quân Tàu và chống bọn tay sai bán nước đã đưa đến cái chết của cô.

Những lời lẽ rực lửa đánh động lương tri và hùng hồn kêu gọi tinh thần dân tộc như sau:

Tiếng Trống Mê Linh

1. “Tổ tiên ta không chịu lùi bước trước quân thù, không nhân nhượng một tấc đất nào cả. Phải chém đầu những kẻ có ý lùi bước trước quân thù

2. Đói rét chịu được, nhưng nhục mất nước không bao giờ chịu được! Đó là đạo lý của dân tộc ta đời đời truyền lại

3. Hởi đồng bào trăm họ! Giặc Đông Hán đang xéo dày đất nước, nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang! Thà chết mà đứng thẳng, không cam chịu sống quỳ. Đất nước Nam cẩm tú, người dân Nam anh hùng, trước đền thờ quốc tổ, thề hy sinh giết giặc cứu non sông!

Thái hậu Dương Vân Nga

1. “Không! Không! Ta không nhượng quân thù một tấc đất nào cả!

2. “Đây là thanh gươm của tiên vương đã từng dẹp loạn sứ quân để sơn hà bền vững đến hôm nay, Tướng quân hãy nhận lấy để chém đầu kẻ nào có ý lùi bước trước quân thù, cho dù lùi nửa bước để toan liệu về sau

Nhắc lại chuyện xưa mà nghĩ đến chuyện nay. Ngày nay, 34 năm sau, tình hình vẫn vậy. Còn tệ hơn xưa. Nước Việt Nam ta đang đứng bên bờ vực thẩm bị thống trị bởi ngoại bang Trung Quốc. Tập đoàn lãnh đạo CSVN hiện nay, không những không lo bảo vệ đất nước mà lại khiếp nhược im lặng trước mưu đồ xâm lăng bá chủ của Trung Cộng, tạo điều kiện để Trung Quốc khống chế xã hội VN về nhiều mặt. Lợi dụng sự ngu dốt, vô đạo của bọn lãnh đạo CSVN nắm quyền lực độc đoán, và sự thèm khát làm giàu, hưởng thụ của chúng, bất chấp hậu quả lâu dài cho đất nước, tư bản nước ngoài, đặc biệt là tư bản Trung Quốc đã thi nhau khai thác tài nguyên và bóc lột lao động của Việt Nam. Đối với dân thì CSVN cai trị bạo tàn, đối với Trung Quốc thì CSVN cúi đầu làm tay sai đi ngược lại quyền lợi của toàn dân. Những lời lẻ của Trưng Trắc và của Thái hậu Dương Vân Nga từ cửa miệng của Thanh Nga phát ra với nội dung chửi bới bọn khiếp nhược, làm tay sai cho quân Tàu, đánh động lòng yêu nước và có tác dụng mạnh mẽ trong tâm trí của đồng bào Việt Nam. Những lời lẻ nặng nề ấy đã chạm nọc, đã đánh trúng huyệt những người trong cuộc. Do đó, những người liên hệ thấy cần phải bịt miệng, phải dập tắt những lời nhức nhối đó. Thanh Nga không chết ngày ấy thì ngày nay cũng phải chết thôi!

Tiếng trống Mê Linh ngày xưa nay đâu rồi? Chúng ta hãy cùng nhau sống lại hào khí và gióng lên lại Tiếng trống Mê Linh ngày xưa.

Trần Việt Trình

23 tháng 1 năm 2013

Chuyên mục:Chính Trị

Em ơi đợi anh về

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi…

Trên đây là mấy câu đầu của bài thơ “Đợi anh về”. Em ơi đợi anh về, giai điệu thật tha thiết, thật thân thương. Bài thơ nguyên tác (tiếng Nga Жди меня) do nhà thơ Konstantin Simonov viết năm 1941,  được Tố Hữu dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vào khoảng năm 1950 và đã được phổ nhạc.

“Đợi anh về” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nga trong giai đoạn thế chiến thứ hai. Bài thơ được Konstantin Simonov sáng tác khi ông tạm biệt người vợ Valentina Serova để lên đường đi chiến đấu.

Konstantin Mikhailovich Simonov sinh năm 1919 tại thành phố Sankt-Peterburg, là một nhà văn, nhà thơ và nhà biên kịch Liên Xô nổi tiếng với những tác phẩm viết về chiến tranh giữ nước. Tác phẩm được biết tới nhiều nhất của Simonov là bài thơ “Đợi anh về”.

Tháng 10 năm 1941, khi phát xít Đức dữ dội tấn công Liên Xô, khi quân Đức đang tiến như vũ bão về thủ đô Moskva và Hồng quân đang lâm vào thế phải chống đỡ rất khó khăn, Konstantin Simonov cho ra đời bài thơ “Đợi anh về”.

Bài thơ ra đời trong chiến tranh. Trước sức tấn công ào ạt và vũ bảo của phát xít, quân đội và nhân dân Xô Viết phải chịu đựng rất nhiều mất mát, hy sinh. Bài thơ theo những người lính Xô Viết đi đến khắp các mặt trận, trở thành khúc “Chinh phụ ngâm” của những người cầm sung chiến đấu. Người lính đối mặt với cái chết, chặn đứng thần chết nơi tiền tuyến, nhưng sức mạnh của họ, niềm tin của họ, tình yêu của họ đặt ở hậu phương. Bài thơ nói về chiến tranh nhưng là mặt trận hậu phương, mặt trận không có tiếng súng, mặt trận tình yêu, mặt trận tình cảm. Thử thách và quyết định lớn lao nhất ở mặt trận này là sự bền bỉ thuỷ chung. Thắng lợi ở mặt trận này có ý nghĩa quyết định đối với tiền tuyến và cũng có ý nghĩa to lớn đối với cục diện chiến tranh.

Ban đầu, bài thơ được sáng tác với ý định dành tặng riêng cho người vợ yêu quý của tác giả nhưng tâm trạng của người lính trong bài thơ cũng là tâm trạng chung của hàng triệu người lính Hồng quân đang chiến đấu trên mặt trận. Vì vậy bài thơ đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở Liên Xô và nhiều nước khác trên Thế giới sau đó.

Thông điệp của bài thơ là Đợi. Nội dung chính của bài thơ là Đợi. Bài thơ là lời tâm tình nhắn nhủ, là ước vọng của người ra trận đối với người ở lại hậu phương, của người chồng đối với người vợ, của hai người yêu nhau, trong đó nhắc đi nhắc lại một điều duy nhất: “Hãy đợi anh, Anh sẽ trở về”.

“Đợi anh về” như lời kêu gọi cháy bỏng, thống thiết, lời động viên những người vợ, những người em gái hậu phương vững tin vào ngày chiến thắng. Bài thơ từng gây xúc động hàng triệu, hàng triệu trái tim thanh niên nam nữ Liên Xô.

Bản dịch của Tố Hữu như sau:

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!
Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về!
Đợi anh anh lại về.
Trông chết cười ngạo nghễ.
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.
Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.

Tuy chỉ là bản dịch, song “Đợi anh về” đã được nhiều người coi là “bài thơ tình hay nhất của Tố Hữu”, trong mớ thơ, vè và bài chèo vớ vẫn của ông quan văn từng nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong công tác văn học nghệ thuật của bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước. Lúc còn sinh thời, Tố Hữu, người chẳng mấy khi làm thơ tình, đã có lúc cao hứng xem “Đợi anh về” như là một trong những bài thơ tình hay nhất của đời ông.

Trong thời gian phụ trách văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Nhiều nhận xét coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ chính trị này. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện, ông bị mất uy tín vì vai trò “nhà thơ đi làm kinh tế” qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.

Tố Hữu dịch bài thơ này từ bản tiếng Pháp. Tra cứu trên internet ta có thể tìm thấy nhiều bản dịch tiếng Anh khác nhau nhưng chỉ có một bản tiếng Pháp duy nhất, không ghi tên người dịch. Nhan đề các bài thơ dịch đều sát với nguyên tác tiếng Nga “Жди меня” (Attends-moi , Wait for me, Hãy đợi anh). Hãy đợi anh, anh sẽ trở về. Hãy đợi anh, hãy đợi, hãy đợi, hãy đợi … Đó là lời nhắn gởi, gần như là lời cầu khẩn thiết tha của người chiến sĩ ngoài mặt trận với người vợ / người yêu ở hậu phương, với lòng mong mỏi, niềm tin tưởng rằng sự chờ đợi kiên trì của người ở lại sẽ giúp anh vượt qua hiểm nguy, gian khổ để trở về.

Ở miền Nam ngày trước, ít ai biết đến bài thơ dịch này nhưng lại được nghe qua bài ca cùng tên do nhạc sĩ Văn Chung (1914-1984) phổ nhạc, lời như sau:

Em ơi ! Đợi anh về ! Đợi anh hoài em nhé,
mưa có rơi dầm dề, ngày có buồn lê thê
thì em ơi em cứ đợi …

Em ơi ! em cứ đợi dù tuyết rơi gió nổi,
dù nắng cháy em ơi …!
Bạn cũ đã quên rồi, đợi anh hoài em nhé .
Tin anh dù vắng vẻ, lòng ai dù tái tê,
chẳng mong chi ngày về
thì em ơi em cứ đợi …

Đợi anh, anh lại về trong tiếng cười ngạo nghễ
đợi anh, anh lại về trong tiếng cười ngạo nghễ

Ai ngày xưa rơi lệ hẳn cho sự tình cờ
ai ngày xưa rơi lệ, nào có biết bao giờ
nào có biết bao giờ bởi vì em ước mong,
nào có biết bao giờ bởi vì em trông ngóng

Trông cho tan giặc bước đường quê
anh của em lại về …
Anh của em lại về
Anh của em lại về

Trước 75, ca khúc này đã được ban hợp ca Thăng Long trình diễn nhiều năm. Elvis Phương cũng đã hát. Và Khánh Ly cũng đã từng trình bày. Văn học, âm nhạc và nghệ thuật của miền Nam được tự do và không dị ứng như miền Bắc. Ở miền Nam, văn nghệ là văn nghệ, chính trị là chính trị, hai thứ đó không bị nhập nhằng như miền Bắc. Ở miền Nam, tác giả những tác phẩm nhạy cảm không bị thù vặt và trù dập như ở miền Bắc. Miền Nam và miền Bắc khác nhau ở chỗ đó. Hoàng Giác vì tuyệt phẩm “Ngày về” vì chính quyền miền Nam ngày trước chọn làm nhạc hiệu cho chương trình “Tiếng chim gọi đàn”, chương trình Chiêu hồi của chính phủ VNCH, mà bị nhà cầm quyền miền Bắc không những gây cho tác giả nhiều khó khăn mà cả gia đình của ông cũng chịu nhiều hệ lụy.

Em ơi em cứ đợi
Em ơi, đợi anh về

Tan giặc, bước đường quê
Anh của em lại về

Cũng thể như cuộc chia ly 30 tháng 4 năm 1975. Hãy đợi anh, anh sẽ trở về. Chỉ cần hãy gắng đợi. “hãy đợi, hãy gắng đợi”, một sự đợi chờ kiên trì, bền bỉ, dẻo dai. Một sự chờ đợi hết sức khó khăn và nghiệt ngã. Điều khó khăn đối với sự chờ đợi không chỉ là khoảng cách xa vời vợi về không gian và thời gian. Khó nhất là sợi dây nối mong manh giữa hai phương trời xa thẳm. Xa không gian, xa thời gian. Mọi người dù đã mệt mỏi không chờ đợi nữa. Song dù có lâm vào tình cảnh ấy xin hãy gắng đợi chờ.

“Hãy cứ đợi chờ” là điều luôn không thay đổi bất chấp thiên nhiên, thời gian, cả sự vắng tin quên lãng. Chờ đợi trải qua thử thách lớn nhất, khắc nghiệt nhất là khi không còn ai chờ đợi, không còn ai hi vọng nữa. Những câu thơ ray rứt vẫn ngân vang trong lòng người:

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi…

Bạn cũ có quên rồi

Đợi anh về em nhé!

Tin anh dù vắng vẻ

Lòng ai dù tái tê

Chẳng mong chi ngày về

Thì em ơi cứ đợi!

Thôi! Khỏi phải chờ đợi nữa. “Anh” Elvis Phương đã về bao nhiêu năm nay rồi. “Cụ” Phạm Duy đã về ở hẳn bên VN, “Xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu cho khó thương”, xin xỏ, quy lụy một chế độ mà ông đã từng từ bỏ, chầu chực họ nhỏ giọt cho phép ông được sử dụng những bài hát mà có một thời ông đã được tự do sáng tác. “Em” Khánh Ly cũng sắp về rồi. Tiếc rằng, giặc chưa tan bước đường quê mà anh của em lại về, em của anh cũng lại về, lục tục kéo nhau về hết rồi. Ôi! Một lũ xướng ca vô loài!

Chẳng bì với xướng ca hữu loài Sylvie Vartan, ca sĩ nỗi tiếng của Pháp thập niên 60, 70. Năm 1952, khi chính quyền cộng sản Bulgarie thi hành chính sách tịch thu tài sản, cấm đoán các quyền tự do thì gia đình cô trốn chạy qua Paris tỵ nạn. Lúc đó Sylvie chỉ mới được tám tuổi.

Trong suốt mấy chục năm ca hát, Sylvie Vartan luôn hát bài La Maritza, một bài ca về quê hương Bulgarie của mình, hát khắp nơi trên thế giới, gói trọn tâm tình mình trong đó, nói về nguyên nhân mình đã phải bỏ nước đi tìm tự do.  Năm 1990, khi Bulgarie không còn chế độ cộng sản, Sylvie trở về nước, nơi mà cô chưa hề quay lại sau khi lưu lạc sang Pháp tỵ nạn cùng gia đình. Sylvie trở về thủ đô Sofia trình diễn. Khi đứng trên sân khấu trước các khán giả Bulgarie, trước khi hát bài hát này, Sylvie Vartan đã chân thành phát biểu bằng tiếng Bulgarie rằng cô mong là thế hệ trẻ hôm nay và các thế hệ tương lai sẽ tìm thấy hạnh phúc với dân chủ và tự do. Cô làm xúc động bao con tim và được khán giả vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.

Thật đáng khâm phục! Một cô bé rời xa xứ sở lúc tuổi còn ấu thơ, rồi khi lớn lên, đem tiếng hát của mình, đem tâm sự của mình truyền đi khắp thế giới, nói về lý do mình phải ra đi. Trong suốt cuộc đời ca hát, dù đã thành công tột đỉnh trên xứ người, cô bé ấy vẫn không quên nguồn cội của mình, không quên nguyên do khiến mình phải rời xa quê hương, và chưa một lần trở lại. Chỉ đến khi đất nước không còn bóng dáng cộng sản, cô bé ấy mới về nước, đứng nói với đồng bào của mình, nói bằng ngôn ngữ của xứ sở mà mình đã sinh ra, chúc mừng họ đã có được tự do, dân chủ.

Hiện nay chúng ta đã có nhiều ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ từng bỏ xứ đi tìm tự do nay về nước trình diễn, có người sống hẳn ở Việt Nam, nhưng chắc một điều là không ai dám đứng trên sân khấu chúc đồng bào mình đã tìm thấy được hạnh phúc, tự do và dân chủ dưới chế độ CS hiện thời.

Trần Việt Trình

26 tháng 11 năm 2012

Chuyên mục:Chính Trị

Viết văn làm thơ – Từ Leo Tolstoy đến Hồ Chí Minh

Có những nhà văn có thói quen dựng truyện rất công phu, nào là lập biểu đồ tâm lý, nào là tạo hình tượng các nhân vật như trường hợp Leo Tolstoy với bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” (War and Peace). Còn nhà văn Aleksay Tolstoy, thế hệ sau và có liên hệ bà con xa với  Leo Tolstoy , tác giả cuốn “Con đường đau khổ” (The Road to Calvary) thì lại không hề biết nhân vật của ông sẽ đối thoại với nhau những gì trước đó hai phút. Ông là người có tài sáng tác nhanh và bất ngờ. Người ta nói tay ông không chạy theo kịp với ý nghĩ của ông.

Khi hoàn tất xong một tập bản thảo, nhà văn Nga Konstantin Paustovsky thường cho đánh máy lại gọn gàn sạch sẽ rồi hủy bản nháp ngay. Ông không thích nhìn những dòng chữ bị gạch xóa, viết đi viết lại. Trong khi đó thì thi hào Nga Alexander Pushkin khi sáng tác, nếu thấy đoạn nào không ưng ý là bỏ qua ngay, cứ tiếp tục viết, không dừng lại. Sau đó, ông mới quay trở lại những đoạn đã bỏ dở trước kia, nhưng cũng chỉ quay trở lại khi còn hứng thú sáng tác.

Nhà văn Nga Anton Tsekhov khi còn trẻ có thể viết ra trên bất cứ vật liệu gì, ngay cả vỏ bao thuốc lá. Có năm ông sáng tác đến 200 truyện ngắn.

Một nhà văn người Nga khác là Arkadi Gaidar lại thích viết trong khi đi tản bộ. Ông có trí nhớ tuyệt vời. Vừa đi dạo ông vừa lẩm nhẩm và sắp xếp trong đầu những câu văn. Về đến nhà, ông chỉ việc lấy giấy bút ra ghi chép lại.

Nhà văn Pháp Alexandre Dumas (cha) rất cầu kỳ trong việc lựa chọn giấy viết. Ông sáng tác nhiều thể loại nên ông ưa chọn loại giấy màu xanh để viết tiểu thuyết, giấy màu vàng để làm thơ và giấy màu hồng dành cho những bài nghị luận.

Nhà văn Stendhal, tên thật là Marie-Henri Beyle, lại có thói quen lạ lùng là, để hâm nóng cảm hứng sáng tác, ông thường phải đọc vài trang trong Bộ Dân luật của Napoleon rồi mới ngồi vào bàn viết.

Khi sáng tác, nhà thơ Pablo Neruda của Chile không muốn thấy bất cứ vật gì trước mặt, ngoại trừ bức tường. Ông có một ngôi nhà gỗ và trên bức tường gỗ ấy, ông để trống, không cho trang trí gì cả. Ông không muốn đầu óc bị phân tâm để tập trung tất cả vào việc làm thơ.

Nhà văn ErnestHemingway của Mỹ thì loay hoay gọt hàng chục cây bút chì trước khi ngồi vào bàn. Ben Franklin có thói quen viết trong lúc ngâm mình trong bồn tắm. Nhà văn – nhà thơ James Whitcomb Riley lại thích giam mình trong căn phòng thuê của khách sạn để sáng tác. Ông đóng hết cửa phòng để viết trong tình trạng … thoát y. Bennett Cerf thì lại có cảm hứng sáng tác nhất khi ngồi trong … toilet.

Trên đây là những “thói hư tật xấu” của các nhà văn nhà thơ trên thế giới khi sáng tác. Có những cái hư cái xấu nhưng cũng có cái “dễ thương” và cái dị biệt riêng của mỗi người. Chỉ có một người chẳng có thói quen gì đáng nói, người này chỉ có một thói hư tật xấu là đạo văn đạo thơ của người khác. Nói nôm na là “chôm” tác phẩm của người khác làm tác phẩm của mình. Người đó là Hồ Chí Minh.

Ngục Trung Nhật Ký hay được gọi nôm na là cuốn Nhật Ký Trong Tù là một bằng chứng hùng hồn nhất.

Thật ra, cuốn thơ này là do một ai đó đã viết ra trong khoảng thời gian từ năm 1932 tới năm 1933. Nội dung toàn là những bài thơ nói về cuộc kháng chiến chống Nhật của dân Trung Hoa, ca tụng Tưởng Giới Thạch, không lẽ HCM là cộng sản, mà lại làm thơ ca tụng một lãnh tụ của quốc gia?

Theo Wikipedia, nguyên gốc tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, ghi bốn chữ “Ngục trung nhật ký”. Kèm theo bốn câu thơ và hình vẽ hai nắm tay bị xích, bên trong gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán và một số ghi chép, trang đầu ghi 29.8.1932 và ngày 10.9.1933, trang sau ghi 29-8-194210-9-1943 là thời điểm HCM bị bắt ở Quảng Tây. Điều này làm nảy sinh nhiều nghi vấn về thời điểm sáng tác cũng như về tác giả của tập thơ.

Đã lâu rồi, có nhiều bài báo bàn ra tán vào và đặt nghi vấn ai là tác giả đích thật. Những điểm khác biệt giữa 2 tác phẩm cần được lưu ý như: số bài thơ trong 2 tác phẩm không đồng nhất, ngày tháng tù ở bìa sách và của HCM ở lưng sách sai biệt đến 10 năm, chữ viết có vẻ khác. Trang đầu ngày tháng dùng dấu chấm, chữ hơi nghiêng về trái. Trang bìa cuối, ngày tháng dùng dấu gạch ngang, chữ hơi ngã về phải. Nói chung quy, hầu hết các bài báo xác quyết HCM “chôm” thơ của người khác rồi nhét thêm thơ của mình vào. Cho nên HCM không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký gốc được.

Theo Giáo sư Lê Hữu Mục, trước 1975 dạy Triết trường Quốc Học Huế và các Đại Học Văn Khoa, qua cuốn “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký”, thì tác giả của tập thơ là của một ông già tên Lý bị giam ở Hồng Kông những năm 1932-1933.

Một lập luận khác khá chính xác và uy tín cho rằng tập thơ là của một tù nhân người Hán sáng tác từ 29.8.1932 đến 10.9.1933 trong một nhà tù ở Quảng Tây, Trung Quốc. Tù nhân này đã chết trong tù vì bệnh lao sau khi viết xong 134 bài thơ và bỏ lại tập thơ trong nhà lao đó, nơi mà 10 năm sau HCM mới bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vào ngục này trong 11 năm từ năm 1942 đến 1943. Rồi bằng một cách nào đó HCM đã “nhặt” được cuốn Nhật Ký này trong nhà lao đó.

Ai cũng biết thời gian 29.8.1932 đến 10.9.1933 ghi trên bìa bản gốc quyển Nhật Ký không trùng hợp với thời gian “Bác” nằm tù ở Quảng Tây, Trung Quốc. Nhiều người nghi ngờ, chất vấn “Bác”. “Bác” trả lời ỡm ờ rằng “Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì hiểu”. Câu hỏi này, “Bác” luôn trả lời không có sức thuyết phục . Trả lời như dinh đóng cột sao được? “Bác” có phải là tác giả thật đâu! Chỉ có tác giả thật mới trả lời được câu hỏi này với sức thuyết phục mà thôi!

Nhật Ký Trong Tù được công bố lần đầu vào năm 1960, sau vụ Nhân văn Giai Phẩm. Năm 1990 mới cho xuất bản toàn bộ gồm 133 bài. Sách nào viết về HCM cũng đề cập tới Nhật Ký Trong Tù. Các bộ máy công quyền CSVN đã vận dụng mọi phương tiện để quảng cáo vị lãnh tụ của họ không những là một nhà cách mạng mà còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa nữa. Nhằm tâng bốc lãnh tụ, đảng và nhà nước CSVN tiếp tục dí những vần thơ đó vào miệng HCM, tiếp tục thừa nhận tập thơ đó là của “Bác”, đưa vào làm sách giáo khoa để giáo dục học sinh các thế hệ sự bịp bợm, dối trá, vay mượn, và ăn cướp những vần thơ ô uế tục tằn đó.

Ở vào kỷ nguyên thông tin dễ dàng truy cập như ngày nay, khó có một bí mật nào có thể được giấu kín mãi với công chúng. Điều này cũng không là một ngoại lệ đối với các lãnh tụ cộng sản, những kẻ thường được nhào nặn và thêu dệt thành những vĩ nhân, thánh nhân, trong khi con người phàm tục của họ thì được che đậy hết sức khéo léo để lừa gạt, để mị dân.

Lãnh tụ HCM của CSVN phải được xem làm một kẻ bịp bợm nhất trong số các lãnh tụ cộng sản.

Viện Văn Học của CSVN trong cuốn “Suy Nghĩ Mới Về Nhật Ký Trong Tù”, với sự cộng tác của 21 giáo sư và nhà nghiên cứu của chế độ cho biết “Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh đã được tìm hiểu, nghiên cứu hầu như về tất cả mọi phương diện và công bố dưới nhiều hình thức khác nhau: khảo luận, giảng dạy, bình thơ…” Tác phẩm này được dịch và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Liên sô, Pháp, Balan, Hungari, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Mỹ, …

Dầu vậy, những phản biện của Viện Văn Học không đủ sức thuyết phục, không đánh tan được nghi vấn ăn cắp thơ của Hồ Chủ Tịch từ nửa thế kỷ nay. Đây là một vụ đạo văn thơ lớn nhất trong lịch sử văn học VN, có sự hỗ trợ của nhà cầm quyền. HCM đã đi vào lịch sử VN bằng con đường cách mạng vô sản, để lại nhiều nhà tù, nhiều án mạng bí ẩn, thanh trừng, gây cảnh Nam Bắc phân ly, huynh đệ tương tàn. Đường vào văn học sử thì khác. Rất dễ nhưng rất khó. Nó đòi hỏi nghệ thuật và sự thật. “Bác” thiếu cả hai.

Còn nữa, ngoài việc “chôm”, HCM còn xuất sắc trong việc viết “tự truyện”.

Hai cuốn sách “Vừa đi vừa kể chuyện” viết với bút danh T. Lan và cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do Trần Dân Tiên viết, cả hai đều do Hồ viết ra, và cả cái đảng CSVN ra sức đánh bóng nó lên.

Cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản lần đầu năm 1950, HCM lấy bút hiệu là T Lan, đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Hồ Chủ tịch đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại.

Cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948, tại Paris năm 1949 và đã được tái bản nhiều lần. Trong cuốn này, Trần Dân Tiên không dùng hình thức tự truyện mà thuật lại lời của một người khác. Ông đóng vai trò một nhà báo xin gặp HCM để ghi chép lại tiểu sử của Chủ tịch nhưng không được chấp thuận (sic!). Trần Dân Tiên phải lân la tìm gặp những người đã từng quen biết với Hồ Chủ tịch để hỏi chuyện, thu thập tài liệu rồi viết ra tác phẩm này. Trần Dân Tiên không ai khác hơn là “Hồ Chính Mi”.

Trong cuốn “Ho Chi Minh: The Missing Years, Sophie Quinn-Judge nhận xét như sau:

While it is based on fact, its omissions, embellishments, and insistence on Ho Chi Minh’s proletarian virtue made it an element in the construction of his myth rather than a serious record.”

Tạm dịch:

Tuy nó được dựa trên sự thật, những sự kiện mànó bỏ qua,những điều mànó tô vẽ thêm, và việc nó khăng khăng khẳng định phẩm chất vô sản của Hồ Chí Minh đã làm cho nó thành yếu tố tạo ra sựhuyền hoặcthay vì một sử liệu nghiêm túc”.

Trong cuốn “Ho Chi Minh: A Life”, William J. Duiker đã nói việc HCM dùng tên giả khi viết tự truyện và các bài báo đã tạo sự khó khăn cho những ai định viết sách về ông.

Hai cuốn sách tự truyện trên không thể nào được coi là sách tài liệu được, vì nó do chính Hồ viết ra để tự đánh bóng mình, tự khoe khoang thành tích của mình.

Thật là dối trá và bịp bợm! Nhưng chuyện đó cũng chẳng có gì là lạ.  Bởi đối với HCM, sự thật thì ít mà dối trá thì nhiều. Dối trá đến cả họ tên, cả ngày sinh và ngày mất. Sự nghiệp HCM là làm cách mạng chuyên nghiệp. Có cả hàng chục lần thay tên đổi tên họ, thanh toán và thủ tiêu, tù tội và thảm sát, dối trá lường láo suốt cả đời người. Đến lúc chết, nằm xuống rồi vẫn còn láo.

Vậy thì chúng ta, những người dân Việt, còn lý do gì nữa để tin vào HCM, tin vào đường lối mà ông ta đã chọn, và những tay chân thủ hạ của ông đã theo? Chúng ta còn lý do nào nữa để tiếp tục tin vào đảng CSVN? Chúng ta chần chờ gì nữa? Sao không rũ bỏ chế độ cộng sản bán nước hại dân này để xây dựng một chế độ chính trị thực sự do dân và vì dân?

Trần Việt Trình

14 tháng 11 năm 2012

Chuyên mục:Chính Trị

Chỉ còn là dư âm

Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ
Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ
Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió
Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời

Trên đây là 4 câu mở đầu của một bài hát mà chỉ cần chớm hát lên ai cũng biết đó là bài Dư Âm. Bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác vào năm 1950.

Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ai cũng nhớ ngay đến ca khúc Dư Âm nổi tiếng đã in đậm trong lòng nhiều thế hệ yêu nhạc Việt Nam.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sanh ngày 5 tháng 3 năm 1925. Là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, ông có nhiều sáng tác từ dòng nhạc tiền chiến đến dân ca, đến những ca khúc nhạc đỏ.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ông đến với âm nhạc không ngẫu nhiên mà nhờ chút năng khiếu bẩm sinh cùng với sự dìu dắt của nhiều người. Người đầu tiên mà ông chịu nhiều ảnh hưởng là cha của ông. Cha ông là một nghệ sĩ khá nổi tiếng thời bấy giờ, cầm đầu một phường bát âm ở miền quê Vĩnh Phú, thông thạo nhiều thứ như bát âm, chèo, chầu văn và hát ả đào. Người thứ hai là một ông đội kèn khố xanh dạy nhạc lý cho ông. Người thứ ba là một bà giáo người Pháp tên Nigon dạy cho ông những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Người thứ tư là một ông cha cố người Tây Ban Nha tên Bresson, cho ông vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca, ở đó ông được dạy hòa âm và hát bè. Người thứ năm là một thầy dạy nhạc người Hoa tên Mạnh Hinh dạy cho ông chơi đàn guitar. Năm người này là những vị thày đã tạo dựng cho ông vốn âm nhạc lúc ban đầu.

Kể từ năm 1944, ông đi hát trong phòng trà ở Vinh để kiếm sống. Năm 1945, cùng với những người bạn thanh niên đầy nhiệt huyết cùng thời, ông tham gia phong trào Việt Minh. Ông sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947 khi là Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền huyện Thanh Chương.

Năm 1948, Nguyễn Văn Tý sinh hoạt ở đoàn văn hóa tiền tuyến thuộc cục Quân huấn. Năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn Văn công của Sư đoàn 304 và được cử làm trưởng đoàn.

Năm 1949, lúc ông ở vào tuổi 26, trong một chuyến đi công tác về Quỳnh Lưu, qua sự giới thiệu của một người bạn, ông ghé thăm một gia đình có hai người con gái. Cô chị lúc ấy 22 tuổi, còn cô em 16 tuổi. Ông quen với cô chị. Trong một lần ngồi nói chuyện với cô chị, bất ngờ ông bắt gặp đôi mắt lay láy cuả cô em đứng tì tay lên vai chị nhìn ông không chớp mắt. Đôi mắt ấy đã làm cho ông rung động. Cảm nhận được ông thích em mình mà không thích mình, cô chị đã cấm không cho ông lui tới nhà nữa. Một đêm trăng sáng, lần ghé lại thăm nhà của họ lần cuối cùng, đang ngồi nói chuyện với cô chị ở ngoài sân thì cô em với mái tóc xõa ngang vai, vừa ngồi hong tóc, vừa ôm đàn guitar, hát khe khẽ ở phía xa. Cô bé hát những gì ông không nghe thấy, nhưng hình ảnh của cô gái đó đã theo ông về đơn vị. Ông không còn gặp lại họ nữa, sau lần cuối cùng vào cái đêm trăng sáng ấy.

Cảm xúc trào dâng. Một câu nhạc chợt vang lên trong đầu người nhạc sĩ. Ngay đêm đó, người nhạc sĩ ôm cây guitar, thì thầm hát lên những lời đầu tiên về tình yêu trong mộng ước. “Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ…” phát xuất từ hình ảnh ấy. Ông có cảm giác như có ai đó đang đọc cho ông chép ra những dòng nhạc dạt dào tuôn chảy. Bản nhạc Dư Âm ra đời trong hoàn cảnh đó. Đó là những cảm xúc thật từ một câu chuyện có thật.

Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ
Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ
Muốn nói cùng em đôi lời trìu mến….
Tim anh băng giá đang nhại ngùng câu năm tháng mong chờ

Hẹn em từ muôn kiếp trước
Nhớ em mấy thuở bạc đầu
Anh đã âu sầu vì đường tơ vương vấn
Em để cung đàn đưa anh về đâu?

Dư âm tiếng hát reo lên trong lòng anh bao nhớ nhung
Đê mê lòng nhớ đêm qua giấc mơ môi em hé rung
Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió
Đưa anh tới cõi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng.

Tuy tình không tới, nhưng người nghệ sĩ lại để lại cho đời một tác phẩm để đời, và rồi ca khúc Âm đã làm nổi danh cái tên Nguyễn Văn Tý từ đó.

Cái “vô duyên đối diện bất tương phùng” ấy lại là một tai họa cho người nhạc sĩ trẻ này.  Ba năm sau trong một cuộc chỉnh huấn, Dư Âm được xem là một “dị phẩm”, bị đưa ra kiểm điểm.

Nắm giữ cương vị văn hoá tuyên truyền quan trọng như vậy mà ông lại sáng tác bài hát Dư Âm nổi tiếng quá, nhiều người biết quá, và ủy mị quá. Thế là ông bị phê bình, bị kiểm điểm và bị kỷ luật. Không chỉ bị kỷ luật, kiểm thảo mà ông còn phải đi khắp nơi để chỉ trích chính bài hát mà ông đã sáng tác. Ông thổ lộ “Tôi có đi, nhưng nói không được, vì nói tới đâu người ta lại cười đến đó”.

Sự kiện bị kiểm thảo này làm cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý choáng váng, bởi nó xảy ra không bao lâu sau lễ thành hôn của ông với ca sĩ Bạch Lê, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Niềm vui tân hôn chưa kịp thoả thì một không khí u ám bao trùm với những câu hỏi dồn ép người nhạc sĩ, rằng vì sao bài hát Dư Âm lại được phổ biến ở “vùng bị địch tạm chiếm”, rằng nhạc sĩ đã nhận được gì của kẻ địch trả công cho?

Dư Âm tuy bị cấm ở miền Bắc trong những năm chiến tranh, trong vùng kháng chiến, nhưng lại rất nổi tiếng và được phổ biến nhiều ở miền Nam trước năm 1975. Trong những năm tháng ấy, nó được sử dụng sâu rộng trong đời sống và nhất là tầng lớp “tiểu tư sản” và học sinh sinh viên miền Nam. Bài hát này cũng đã được lồng trong phim “Kiếp hoa” chiếu ở vùng tự do. Về sau, ca khúc được lưu hành rộng rãi, trở thành một trong những bản tình ca được nhiều người yêu thích. Sau này, năm 1988, ông có viết thêm bài “Dư âm 2” mang tên “Một ánh sao trời” nhưng không được đón nhận nồng nhiệt như bài trước, không để lại chút dư âm nào.

Sau nhiều lần làm kiểm thảo, mọi chuyện vẫn cứ giằng co, rồi bị đào bới mãi làm cho người nhạc sĩ mệt mỏi, tuyệt vọng. Ông đành phó mặc cho số phận run rủi, và xác quyết sẵn sàng chịu bị trừng phạt nếu có chứng cứ xác đáng. Một thời gian sau, có lẻ do không tìm ra bằng cớ gì rõ ràng để xử kỷ luật, cấp lãnh đạo thông qua bản kiểm điểm thành khẩn của ông. Nhưng rắc rối đến đó vẫn chưa kết thúc.

Năm 1955-1956, phong trào văn nghệ sĩ miền Bắc bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Dư Âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý không còn là dư âm nữa mà lại một lần nữa gặp răc rối. Đứa con tinh thần mang tên Dư Âm của ông lại bị đưa lên bàn mỗ khi có người đưa tin cha của nó là một thành viên của Nhân Văn Giai Phẩm.

Số là tên ông xuất hiện trong ban biên tập của tạp chí Nhân Văn. Ông cãi chày cãi cối là do nhà thơ Đặng Đình Hưng vì quen biết và yêu mến nhau từ trước tự đưa tên ông vào mà không cho ông biết. Tình ngay ý gian hay tình gian ý gian không ai biết. Chỉ biết một điều là tên ông nằm chình ình ra đó, trên giấy trắng mực đen, làm sao giải thích? Người cộng sản đa nghi, không có còn buộc thành có, huống hồ là có! Ông cãi không lại. Rồi ông bị đưa ra kiểm điểm ở đình Ngọc Hà trước hàng trăm người. Lẽ dĩ nhiên, đó là sức ép buộc ông phải tự nguyện rút chân ra khỏi ban chấp hành Hội Nhạc sĩ ngay từ khoá đầu tiên.

Một điều đáng chú ý là lúc đó, năm 1957, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang là một trong 5 người (Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước và Văn Cao) được cử ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Lẽ tất nhiên là họ không hề quan tâm đến những thành tựu mà người nhạc sĩ đạt được, sau 4 năm phấn đấu, và sau lần chỉnh đốn tư tưởng trước đó.

Sau đó, dầu cho những người có trách nhiệm về chuyện oan trái này lên tiếng biện bạch cho ông, ông vẫn bị cho là có lập trường tư tưởng sai lầm.

Nguyễn Văn Tý không can trường như Hữu Loan “Tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được!”. Ông cũng không được khẳng khái như Phùng Quán “Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét”. Ông chấp nhận chỉnh đốn bằng chuyến “đi thực tế”, thực chất là đi đày, lên Điện Biên Phủ 6 tháng liền, năm 1958. Bài “Tiếng hát bản Mèo” ra đời vào năm đó, nó đã mở đầu cho một cung cách sáng tác về đề tài xây dựng xã hội mới của ông.

Tuy vậy, sau đó ông vẫn gần như bị vô hiệu hoá, phải ngồi một chỗ làm những chuyện không đâu vào đâu như dịch sách âm nhạc. Mãi tới bốn năm sau ông mới được thoát khỏi bốn bức tường. Đế đánh đổi sự kềm kẹp ấy ông phải chịu đi đày ở Hưng Yên thêm một thời gian nữa dưới mỹ từ “đi thực tế”, theo chủ trương của cấp trên.

Theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, để khỏi bị chiếu cố, Nguyễn Văn Tý tránh né nhạc vàng, nhạc “uỷ mị” để đổi hẵn sang lãnh vực nhạc dân ca, nhạc đỏ.

Trong 5 năm, từ 1962 đến 1967, ông đã lăn lộn với thực tế trên đồng ruộng để rồi cho ra đời những ca khúc đỏ như: “Chim hót trên cánh đồng đay”(1963), “Tiễn anh lên đường” (1964), “Múa hát mừng chiến công” (1966), “Bài ca năm tấn” (1967), …

Có thể nói, ông đã bỏ lại sau lưng dư âm một thời vang bóng và tạo nên một loạt những dấu ấn khác. Nguyễn Văn Tý đã lột xác, ông đã vẽ lên một chân dung âm nhạc mới, một gắn bó với cuộc sống đồng quê, một sức mạnh âm nhạc lạc quan cho quê hương đất nước.

Sau này trở về Hà Nội, ông vẫn sáng tác những ca khúc thấm đẫm chất dân ca với những giai điệu ngọt ngào như “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” (1973) hay “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” (1974). Thời điểm này, cái tên Nguyễn Văn Tý nổi lên như một ngôi sao tiên phong trong việc sáng tác âm nhạc dân gian, với những đề tài mới.

Sự nghiệp của ông sau đó được tôn vinh bởi Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật năm 2000 với những ca khúc “Mẹ yêu con”, “Vượt trùng dương”, “Bài ca năm tấn”, “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” và “Dáng đứng Bến Tre”. Trong cuộc đời hoạt động âm nhạc của ông sau đó, ông còn giành được một số giải thưởng khác.

Cuối cùng rồi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng xuôi Nam. Vào Sài Gòn năm 1976 và định cư ở đó từ đó đến nay.

Phong cách sáng tác của ông vẫn vậy. Những ca khúc của ông hậu 75 chuyên viết về quê hương, toàn là thể loại dân ca, nhạc đỏ và có tính tuyên truyền gồm những ca khúc như: “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” (1976), “Dáng đứng Bến Tre” (1980), “Về Thuận Hải” (1984), “Hát về thành phố biển dầu” (1984), …

Sài Gòn mê hoặc bước chân người nhạc sĩ. Nhưng khi nắng chiều của đời người đã chênh vênh, ông như bị bật ra khỏi chốn phồn hoa đô hội ồn ào náo nhiệt ấy. Cha mất, mẹ mất, vợ mất rồi con mất. Nỗi đau chồng chất khiến ông gần muốn ngã quỵ. Hai lần bị tai biến đã khiến ông bị liệt nửa người, gần như chỉ nằm một chỗ. Ngày ông phải uống hai liều thuốc hạ huyết áp và đủ loại thuốc men cho tuổi già.

Căn nhà của người nhạc sĩ về chiều nằm trên đường Trần Khắc Chân, quận 1, trong một con hẻm ồn ào. Căn nhà giờ lẻ bóng, lạnh lẽo. Ngoài kia song cửa là thế giới ồn ào, đông đúc, trong này là bốn bức tường cô độc, u hoài. Cho nên ông thèm lắm, ông thèm tiếng người. Trong lúc nhà ai lúc nào cũng cửa đóng then cài để tránh những âm thanh chát chúa xô bồ thì các cánh cửa nhà ông đều mở toang như để đón nó. Trong nhà, cái tivi lúc nào cũng mở. Dù rằng âm thanh ấy không dành cho riêng ông, ông vẫn dựa vào nó như một niềm an ủi, để bớt lẻ loi. Ông tâm tình: “Hết nằm lại ngồi. Hết xem tivi lại đọc báo để giết thời gian. Nhưng rồi ngày nào cũng thế nên chán lắm, buồn lắm”.

Đã lâu rồi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý không còn sáng tác nữa. Nốt nhạc thỉnh thoảng vẫn bật ra trong đầu nhưng bệnh tật tuổi già khiến ông chỉ còn luyến tiếc. Bên góc giường, cây đàn organ cũ kỹ vẫn nằm im ỉm. Trên vách tường, cây đàn tì bà pha màu thời gian vẫn nằm im ỉm. Cũng trên vách tường, bản nhạc Dư Âm được đóng khung treo trang trọng.

Ngày nay, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, người nhạc sĩ với tuyệt phẩm Dư Âm làm mê đắm nhân gian, đã ở vào tuổi 87. Một đời làm nên tác phẩm đi vào lòng người, lúc cuối chiều, ông muốn neo mình giữa cuộc đời này. Thế nên, cứ chiều chiều, bên cạnh cái tivi không ngừng tiếng, người ta thấy có một nhạc sĩ già ngồi lặng lẽ trên bộ ghế cũ kỹ, đôi mắt vẫn ngóng qua song cửa như chờ đợi, nhớ nhung một điều gì. Có cái gì đó bẽ bàng, đắng ngắt đằng sau sự cô đơn, lẻ loi, buồn chán ….

Trong thời gian thập niên 1990 ông vẫn sáng tác, khoảng hơn 20 bài, nhưng không có ca khúc nào nổi tiếng.

Đôi lúc chợt nghĩ lại những gian truân, trải qua trong những chuyến đi thực tế, ông tự rèn luyện ông trên con đường nghệ thuật, ông thay đổi phong cách sáng tác để hoà nhập,  không ai biết được ông nghĩ gì về số phận đã đẩy ông dấn thân vào con đường sáng tác đó. Đó là sự dâng hiến cho sự nghiệp âm nhạc cách mạng của ông.

Như vậy ông đã sống gần nửa đời ông ở đất Sài Gòn. Sống giữa thành phố ồn ào náo nhiệt nhưng người nhạc sĩ thố lộ ông cảm thấy mình chưa hề hoà nhập với nó. “Với một người luôn giữ những cái cũ như tôi, ở thành phố này có nhiều khoảng trống lắm”, giọng ông buồn bã.

Giờ đây, ở vào cái tuổi gần cửu thập cổ lai hy, sau mười năm cam chịu với bệnh tật và nỗi buồn chia xa sau khi người vợ yêu quý của ông qua đời, ông sống lẻ loi một mình trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ. Hằng đêm, ông đếm từng canh giờ, lắng nghe những chuyển động trong tâm hồn ông với bao ký ức tràn về. Canh một, canh hai, canh ba, … Những dư âm cuộc đời bỗng ngân vang trong tâm tưởng ông. Ông thầm hát lại bài ca cũ, với âm thanh trầm buồn, sưởi ấm những đêm buồn bã, cô đơn.

Ông đã sắp đi hết một hành trình của kiếp người, cái còn lại an ủi ông phải chăng là những bài hát, những người yêu nhạc ông. Những tưởng đối với nghệ sĩ, đó là điều quý nhất. Nhưng không. Ông buồn bã tâm sự: “Không có thứ gì cả. Một đống tài liệu, các bài hát này với thời gian sẽ mất đi. Giờ ít người hát nhạc của tôi lắm, họ tội gì hát mãi những bài ca cũ. Những bài hát này chỉ là những dư âm còn lại”.

Đúng vậy. Những bài hát chỉ là những dư âm còn lại. Tiếc rằng Nguyễn Văn Tý ngày trước đã “lầm đường lạc lối”, ông đã chọn và đổi hướng đi theo con đường sác tác chỉ đạo, nên đã không cống hiến được cho đời những bản nhạc để đời về sau, cũng như không lưu danh với đời tiếng bất khuất, khẳng khái, như những người bạn văn nghệ đồng thời của ông lúc trước như Hữu Loan, Phùng Quán, Hoàng Cầm, …

Dư Âm chỉ còn là dư âm. Tiếc thay!

Trần Việt Trình

9 tháng 10 năm 2012

Rác, đâu cũng rác!

Rác ở thành phố mang tên Người

Bà Huệ, 52 tuổi, dựng chiếc xe đạp cũ kỹ vào một góc rồi dốc ngược chiếc bao tải to tướng cao quá đầu bà. Một đống chai nhựa, vỏ lon bia, bao ni lông, … đỗ ra ngổn ngang dưới đất. Đó là thành quả của một buổi lao động cật lực mà bà góp nhặt được. “Chẳng biết làm nghề gì nên hằng ngày ra bãi rác kiếm những thứ thiên hạ vứt đi để bán kiếm tiền đong gạo sống qua ngày”, bà bộc bạch.

Chồng bà cũng “công tác” cùng nghành với bà, ông làm phu cho các xe rác. Thời gian gần đây, do tuổi cao sức yếu nên ông thường xuyên đổ bệnh. Hai đứa con gái của ông bà cũng không được học hành đến nơi đến chốn đành cam phận làm mướn để chỉ kiếm vài chục nghìn mỗi ngày. Làm việc quần quật như vậy, nhưng cuộc sống đói nghèo vẫn không bao giờ buông tha gia đình ông bà.“Cả bốn người chúng tôi chui rúc trong một túp lều tạm bợ chỉ rộng chưa đầy 5m2 tránh mưa tránh nắng nhưng đã dột nát từ lâu. Tiền làm ngày nào xài ngày đó, chúng tôi không có dư để mua tôn đắp lên cho qua mùa mưa này”, nhìn về túp lều tả tơi bà rơm rớm nước mắt.

Cùng chung cảnh ngộ, chị Nguyễn Thị Thanh, 48 tuổi, cũng mưu sinh cùng một nghề như bà. “Ngày nào trúng mánh mới kiếm được năm, bảy chục ngàn còn bình thường chỉ được khoảng hai ba chục thôi. Mưa to gió lớn gì chúng tôi cũng phải ra đây kiếm ăn cả”, chị Thanh cho biết. Do hoàn cảnh khó khăn, các con của chị cũng bươn chải ngoài bãi rác để phụ mẹ. Tối đến chúng mới được nghỉ ngơi để đến dự lớp “tình thương” trong xóm. Ban ngày chúng tất tả lượm rác, ban đêm chúng chạy vạy lượm dăm ba chữ mong đổi đời.

Ông Nguyễn Văn Tùng, 57 tuổi, ở cùng xóm là một cảnh đời khác, cô đơn không nơi nương tựa. Người đàn ông với thân hình chỉ có da bọc xương trú ngụ trong một túp lều lụp xụp chỉ vừa đủ cho một người chui ra chui vô. “Cuộc đời tôi sống nhờ vào rác. Vợ tôi do chịu không nổi cái nghiệp này nên đã mang con theo người khác. Có lẽ do quanh năm tiếp xúc với rác nên giờ vướng phải bệnh lao phải sống nhờ vào hàng xóm. Họ cưu mang cho từng bữa cơm nên tôi mới được trụ tới ngày hôm nay”, ông thều thào nói.

Còn những đứa trẻ trong xóm hầu hết không được đi học bởi cuộc sống đói nghèo không cho phép chúng xa rời thực tế nghèo đói. Sáng và chiều, chúng tụ tập chờ những chiếc xe tải đổ rác xuống bãi, với đôi chân trần và tay không dụng cụ bảo hộ lao vào những đống phế thải tranh nhau bới móc, nhặt nhạnh từng thứ có thể bán được để phụ giúp cha mẹ, và những món chúng cần, chúng thích.

Trên đây là những mảnh đời bất hạnh tìm sự sống trong rác rưởi, ngay trong thành phố mang tên Người. Đó là bãi rác xóm Sở Thùng, nằm trong một hẻm nhỏ trên đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, giáp ranh với quận Gò Vấp. Không biết từ lúc nào, nhiều người dân vô gia cư và dân lao động nghèo đã kéo đến đây lập nghiệp bằng nghề lượm ve chai để hình thành nên xóm Sở Thùng này. Con đường nhỏ dẫn vào xóm Sở Thùng mùi rác bốc lên nồng nặc. Càng vào sâu, mùi xú uế bốc lên làm ai cũng phải lợm giọng khi đặt chân đến. Nơi đó, một bãi rác rộng chừng 500m2 với đủ các loại phế thải nằm vương vãi hoặc được chất thành từng đống. Đó là nguồn sống chính của nhiều gia đình kiếm sống từ đồ phế thải.

Rác, đâu cũng rác.

Rác giữa lòng thủ đô

Bãi rác thuộc khu liên hiệp Nam Sơn nằm trên địa bàn 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn và Bắc Sơn là nơi chứa rác lớn nhất của Hà Nội. Hàng ngày có khoảng từ 800 đến 1000 người dân nhặt rác vào đào bới tìm kiếm phế liệu. Ở đây như một thế giới khác, thế giới của môi trường độc hại, lam lũ với hàng mấy trăm con người thường trực vất vả mưu sinh.

                        Bãi rác khu liên hiệp Nam Sơn Hà Nội

 Bắt đầu từ 3 giờ sáng những người tìm kiếm phế liệu đã lục tục kéo đến bãi rác để bắt đầu công việc tìm kiếm.

Chị Vinh, có thâm niên làm nghề này ở đây cho biết đã quá quen thuộc nên không còn cảm giác ghê sợ như lúc mới vào nghề. “Giờ mà còn sợ mùi, không nhanh chân tìm kiếm có mà chết đói”, chị nói. Chị Vân ở xã Nam Sơn cho biết cả nhà cùng hành nghề này, đây là nguồn thu nhập chính của gia đình chị. Trung bình một người trong gia đình chị chỉ có thể kiếm được từ 80 ngàn đến 150 ngàn (tương đương với 4 đến 7 đô) một ngày tuỳ theo số lượng phế liệu thu về.

Rác ở tận cùng đất nước

Bãi rác Cà Mau nằm cách trung tâm thành phố hơn 6km, hàng ngày tiếp nhận trên 60 tấn rác thải, là nơi mưu sinh của hàng trăm người nghèo khổ. Ngày ngày, có hàng trăm người tụ tập về kiếm sống bằng nghề thu gom phế liệu. Nhiều người ở đây có thâm niên trên dưới 10 năm, người ít cũng được 3, 4 năm. Họ nhặt nhạnh tất cả những gì mà người khác vứt đi, rồi phân loại, rồi chất đống chờ người đến mua. Đa số họ là những người nghèo khổ, không học vấn, không nghề nghiệp. Vì cuộc sống khó khăn nên họ đành phải vào đây kiếm sống. Mùi hôi thối, tanh tưởi bốc ra nồng nặc, ruồi nhặng từng bầy bám đen cả mặt đất. Vậy mà số người đến đây mưu sinh chỉ có tăng, không giảm.

Bãi rác Cà Mau

Rác Cố Đô

Nghề bới rác những tưởng là công việc nặng nhọc, ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ chỉ dành cho đàn ông nhưng tại khu vực bãi rác ở Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế chiếm đa số trong đội ngũ hành nghề này lại là phụ nữ và trẻ em. Họ hầu hết là những người vô gia cư, không có nghề nghiệp ổn định, vì miếng cơm manh áo mà phải lao vào cái nghề được gọi là cực chẳng đã này.

Có thâm nhập vào cuộc sống của những người bới rác, được chứng kiến cảnh họ đua nhau tranh giành, mò mẫm đào xới trên những núi rác khổng lồ, trong cái mùi hôi nồng nặc mới hiểu hết được tình cảnh những người đã và đang ngày đêm xem cái nghiệp này như là một phương cách mưu sinh sống qua ngày. Vật dụng hành nghề của họ đơn giản chỉ là 2, 3 cái bao tải to, một que móc sắt và 1 cái cuốc.

Biết cái nghề này là nguy hiểm, bệnh tật đủ thứ nhưng không làm thì lấy gì mà ăn!? Giây phút mà họ chờ đợi nhất là lúc những chiếc xe tải chở rác tới, đó là vào khoảng 4-5 giờ sáng. Dưới tiếng ầm ầm của động cơ, ánh đèn điện mập mờ, hàng mấy chục con người chen nhau bới tìm. Những đứa trẻ cũng hồn nhiên, vô tư tìm những thứ chúng thích.

Cuộc sống khó khăn đã khiến nhiều người ở đây chấp nhận cái nghèo, cái khổ như một điều hiển nhiên.

Rác ở thành phố kiểu mẫu trực thuộc Trung Ương

Bãi rác Khánh Sơn là bãi rác lớn nhất Đà Nẵng, có chừng 200 người túc trực ngày đêm đào bới phế liệu. Mỗi ngày, họ lầm lũi cúi mặt trên núi rác đầy ruồi nhặng và xác động vật đang phân huỷ. Ở đây, có người đã gắn bó với nghề đào bới rác đến 20 năm, cũng có người sống quá nửa đời người trên bãi rác. Công việc ở đây thật nặng nhọc trong một môi trường khắc nghiệt, thu nhập lại chẳng là bao. 7 giờ sáng họ đã bắt đầu lục đục bới rác, làm việc tới khoảng gần trưa thì nghỉ ăn uống tại một quán ăn dã chiến có ruồi nhặng bu đầy xung quanh. Có khi đang ăn dở bữa thì xe rác đến, ai nấy đều bỏ vội chén cơm để chộp lấy sọt, cuốc chỉa và chạy bám theo xe, mong nhanh chân tìm được những món rác có giá trị.

Bãi rác Khánh Sơn Đà Nẵng

Rác phố biển thành phố du lịch

Bãi rác Nha Trang cách nội thành chừng 10km, nằm cạnh nghĩa trang phía Bắc mà người dân quen gọi là bãi rác Rù Rì, tồn tại đã hơn 20 năm qua. Đây là nơi tập trung rác lớn nhất thành phố với bãi rộng và cao như một ngọn núi. Đây cũng là nơi ăn chốn ở của những người vô gia cư, những người sống bằng nghề lượm phế liệu.

Hầu hết họ là người dân tứ xứ, đến từ Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Kon Tum, … Có gia đình cả vợ chồng lẫn con cái cùng nhặt rác. Có những cụ già tuổi đã xế chiều cũng nhặt rác. Dù mưa hay nắng, họ cũng cặm cụi, cày xới luôn tay trên đống rác.

Mỗi ngày, vào khoảng giữa trưa và chiều tối, khi những chiếc xe chở rác từ Nha Trang tiến vào bãi là họ tụ tập lại, nhặt nhạnh, moi móc đồ phế thải. Lúc đông gần cả trăm người.

Ở đây có bà Ba, tên thật là Trần Thị Ngắn, 79 tuổi cho biết: “Bới rác ở đây, mỗi ngày chúng tôi kiếm được 50.000 – 80.000 đồng, gặp hôm trúng mánh thì được hơn 100.000 đồng. Số tiền đó cũng đủ đắp đổi qua ngày, … Nghề nghiệp không có, bắt buộc tôi phải tìm đến bãi rác này mưu sinh”. Bà Ba theo nghề nhặt rác đã được hơn 10 năm, trông bà già hơn so với tuổi, lưng còng rạp và khuôn mặt lúc nào cũng lộ nét mệt mỏi, phờ phạc.

Cũng như bà Ba, hầu như những người nhặt rác tại bãi Rù Rì ai cũng đều có cuộc sống khó khăn. Vì mưu sinh, họ bất chấp hiểm nguy, dầm mình vào những đống rác để đào bới, nhặt nhạnh mọi thứ, từ ve chai, lon, giấy báo, đến bao bì. Vì cuộc sống nghèo khổ nên con em họ không có điều kiện học hành, trẻ được học hết tiểu học không nhiều, học lên trung học càng hiếm hơn. Đa số, các em phải nghỉ học để kiếm tiền đỡ đần gia đình, nhiều em do vậy mà theo nghề của cha mẹ luôn.

Ở bãi rác Rù này còn có bà cụ già tên Trần Thị Cúc đã 82 tuổi, mấy chục năm qua cuộc đời vẫn thế, vẫn sống với rác, không còn làm công việc nặng nhọc được nữa, giờ chỉ quanh quẩn nhặt nhạnh phụ với con cháu mua gạo. Nhiều lúc cụ chạnh lòng tự hỏi: “Liệu thế hệ con cháu mình cứ tiếp tục sống vật vả bên những đống rác này mãi hay sao!?”.

Rác cao nguyên

Ở bãi rác Hàm Rồng, xã Chư Hdrông, TP Pleiku có đến 200 người ngày đêm bám trụ để mưu sinh. Đa số là người thiểu số Ja Rai của làng Brong Thong, xã Ia Băng, huyện Đắc Đoa, tỉnh Gia Lai.

Quanh bãi rác Hàm Rồng có gần 30 căn chòi được dựng tạm là nơi trú ngụ của hàng trăm người. Mỗi chòi là một nhóm khoảng 20-30 người.

Ở một góc bãi, trên vai đèo đứa con chưa tròn tuổi đi nhặt rác, chị Hyak cho biết: “Gia đình tôi sống đều bằng nghề này, thu nhập tương đối ổn định. Ngày nào nhiều thì được 50.000 – 70.000đ, ít cũng được 20.000đ nên đủ sống qua ngày. Con còn nhỏ nhưng ở nhà thì lấy gì ăn, địu nó cùng đi chứ biết sao”.

Ở đây, không chỉ người lớn mưu sinh từ nghề bới rác mà những đứa trẻ chưa học hết bậc tiểu học cũng bỏ học để cùng cha mẹ kiếm sống. Bé Hương, 11 tuổi, người làng Brong Thong, hồn nhiên nói: “Em học hết lớp 3, không thể học được nữa nên theo cha ra đây kiếm sống. Không chỉ mình em, có rất đông các bạn cùng lứa đều bỏ học đi nhặt rác phụ gia đình”. Những đứa trẻ nhỏ hơn thì vô tư chơi đùa mặc cho người lớn làm gì thì làm.

Nồng nặc mùi hôi thối, môi trường ở đây ô nhiễm nặng nhưng hầu như không một ai có khẩu trang. Hỏi thì họ đều cho biết: “Quen rồi. Hiểm họa bệnh tật về đường hô hấp ở bãi rác là rất lớn nhưng làm sao bây giờ!?”.

Trên đây là những bãi rác lớn của VN ngày nay, từ Nam chí Bắc, từ miệt Cà Mau tận cùng của đất nước cho đến thủ đô với mấy ngàn năm văn hiến. Rác! Ở đâu cũng rác! Rác mọi nơi! Rác cùng khắp! Ở những nơi đó chúng ta dễ dàng bắt gặp vô số những mảnh đời bất hạnh lam lũ tìm sự sống trong những phế thải, cặn bả của xã hội. Vì miếng cơm manh áo, họ chấp nhận làm công việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Xét cho cùng, họ không còn con đường nào khác.

Trên đây là những bãi rác lớn, tiêu biểu của mỗi vùng đất nước, nhưng lại là những bãi rác nhỏ trong một bãi rác LỚN là nước VN ngày nay. Ngày nay, mạnh ai nấy xua rác ra đường. Dân thì xua bất cứ thứ gì mà mình phế thải ra xã hội, sống ích kỷ, không mảy may nghĩ đến tương lai của nước nhà cũng như tương lai của con cháu những đời sau. Cán bộ thì chỉ lo tận hưởng, vơ vét, làm giàu lẹ, biến VN thành một bãi rác lớn, cho ngoại bang muốn làm gì thì làm, để cho “đồng chí” phương Bắc tuỳ tiện đem rác của xứ họ là những hàng hoá hư và độc hại đổ vào thị trường VN, tạo điều kiện cho những thành phần rác rưỡi của thế giới đổ xô vô VN mua dâm trên thân xác của những phụ nữ VN rẻ mạt.

Kết quả của chiêu bài “xóa bỏ giai cấp” để đưa đến “thế giới đại đồng” của người CS là đây. Ở VN, ngày nay, sự cách biệt giai cấp đã rõ như ban ngày. Giai cấp của tham quan thì giàu nứt vách còn giai cấp của nhân dân thì nghèo khó đến khốn cùng.  “Thiên đường XHCN” chỉ dành cho thành phần thiểu số nắm quyền hành trong tay. Địa ngục XHCN không đòi hỏi mà có là của đại đa số người dân thấp cổ bé miệng. Cả Thiên đường và Địa ngục đều đang hiện hữu trên đất nước VN. Quê hương Việt Nam của tôi ngày nay là thế đó!

Trần Việt Trình

3 tháng 10 năm 2012

Chuyên mục:Chính Trị

Ngọn đuốc nào cho hòa bình Việt Nam

Trong những bức ảnh nổi tiếng thế giới về chiến tranh Việt Nam, hình hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu do Malcolm Browne chụp năm 1963,  hình tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu một cán binh CS bị trói tay trên đường phố Sài Gòn do Eddie Adams chụp năm 1968, hình em bé Phan Thị Kim Phúc bị phỏng nặng vì bom napal ở Trảng Bàng Tây Ninh do Nick Út chụp năm 1972, … là những hình ảnh gây chấn động thế giới một thời, mọi thời.

 Ảnh củaMalcolm Browne đoạt giải World Press Photo năm 1963

 Trên đây là bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt Sài Gòn ngày 11 tháng 6 năm 1963 do phóng viên Malcolm Browne của hãng thông tấn Associated Press (AP) của Mỹ chụp.

Nhiếp ảnh gia Malcolm Browne đã qua đời hôm 27 tháng 8 vừa qua ở tiểu bang New Hampshire Hoa Kỳ. Ông mắc bệnh Parkinson kể từ năm 2000 và trải qua những năm cuối đời trên xe lăn. Ông có người vợ Việt tên là Le Lieu Browne.

Trong bốn thập niên qua, phần lớn là phóng viên chiến trường, ông kể lại ông đã ba lần thoát chết trên máy bay chiến đấu, đã từng bị 5, 6 quốc gia trục xuất và tên ông cũng đã từng nằm trong danh sách cần phải ám sát – thủ tiêu (death list). Thời gian đầu, Malcolm Browne làm việc cho tờ Middletown Daily Record ở New York. Rồi sau ông đổi qua làm cho International News Service và United Press (tiền thân của United Press Intenational) một thời gian ngắn trước khi đầu quân cho Associated Press vào năm 1960. Năm sau, AP chuyển ông từ Baltimore qua Sài Gòn để điều hành văn phòng mới mở. Tại Sài Gòn ông trở thành hội viên sáng lập của nhóm phóng viên chuyên loan tin về cuộc chiến tranh tại Nam Việt Nam. Chuyên viết về nạn tham nhũng và yếu kém của quân đội Miền Nam, ông cùng những ký giả như Halberstam của Times, Neil Sheehan của UPI, Charles Mohmor của Times Magazine, Nick Tuner của Reuters được xem như làm lợi cho cộng sản.

Một thời gian sau, có thêm nhiếp ảnh gia Horst Faas và phóng viên Peter Arnett cùng tham gia với ông. Vào năm 1966, bộ ba này đã được các đối thủ của AP gọi là “đợt sóng người” (human wave) thi nhau đoạt giải Pulitzer, một trong những giải thưởng cao quý của nhà báo.

Ngày ấy, tấm ảnh đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne bỗng nổi tiếng thế giới và đã đoạt được giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 (World Press Photo of the Year) nhờ bức hình này.

Tưởng cũng nên biết, giải Ảnh Báo chí Thế giới do Hội Ảnh Báo chí Thế Giới (World Press Photo Foundation) sáng lập. Hội là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, vì lợi ích chung, được thành lập vào năm 1955 tại Hòa Lan với mục đích hỗ trợ và quảng bá các tác phẩm của các phóng viên chuyên nghiệp.

Hàng năm, hội tổ chức thi nhiếp ảnh với quy mô được xem là lớn nhất thế giới và được đánh giá là cuộc thi giá trị nhất trong lĩnh vực này. Những bức ảnh trúng giải sẽ được triển lãm lưu động ở hơn 80 quốc gia và được in trong một tuyển tập với sáu ngôn ngữ khác nhau.

Chúng ta hãy đi ngược lại 49, 50 năm về trước.

Ngày 10 Tháng 6 năm 1963, điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi đến một số phóng viên chọn lọc của các hãng thông tấn ngoại quốc ở Sài Gòn cho biết: “Ngày mai sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra”. Trong một xã hội rối bời như miền Nam VN lúc bấy giờ với biết bao nhiêu dữ kiện xảy ra trong ngày, hầu hết các phóng viên không quan tâm đến lời nhắn này nên ngày hôm sau rất ít nhà báo xuất hiện. Trong số ít phóng viên có mặt ở hiện trường hôm đó có David Halberstam của tờ New York Times và Malcolm Browne, lúc đó đang làm trưởng đại diện hãng thông tấn AP tại Sài Gòn.

Bách khoa toàn thư Wikipedia tường trình diễn tiến của sự việc ngày 11 Tháng 6 năm 1963 như sau:

Thích Quảng Đức xuất hiện trong một đám diễn hành bắt đầu từ một ngôi chùa gần đó. Khoảng 350 hòa thượng và ni cô dẫn đầu bởi một chiếc Austin Westminster chia làm hai nhánh giương cao khẩu hiệu bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Họ lên án chính quyền Ngô Đình Diệm vì chính sách kỳ thị Phật giáo và đòi bình đẳng tôn giáo. Ý định tự thiêu đã xuất hiện ở một nhà sư nhưng cuối cùng hòa thượng Thích Quảng Đức mới là người thực hiện.

Sự việc diễn ra tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư phố Nguyễn Đình Chiểu và đường Cách mạng tháng Tám). Thích Quảng Đức đi ra từ chiếc ô tô cùng với hai nhà sư khác. Một người đặt một tấm nệm xuống đường còn người kia mở cabin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5 gallon. Vì đoàn diễn hành đang tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh mình, Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư cùng đi bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật” trước khi đồng đạo châm lửa từ xa (hình clip tại 01:28 http://www.youtube.com/watch?v=6Dal0X0aiQg). Lửa nhanh chóng thiêu rụi áo cà sa và da thịt của vị hòa thượng, khói đen bốc lên từ cơ thể đang cháy bùng của ông.

 

Hình một đồng đạo tưới xăng lên HT Thích Quảng Đức (Ảnh: Malcolm Browne)

Ngày ấy, hình ảnh một một vị sư trong chiếc áo cà-sa (kasaya) ngồi tự tại lấy thân mình làm ngọn đuốc sống để gióng lên tiếng nói của mình và của đạo pháp đã đánh động tâm tư mọi người. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới rúng động. Khi tấm hình xuất hiện, nhà cầm quyền CS ở miền Bắc cũng như VC ở miền Nam đã tận tình sử dụng trong việc tuyên truyền cho cái mà họ gọi là “Chính sách đàn áp tàn bạo của bè lũ Mỹ – Diệm”.

Ngọn đuốc Thích Quảng Đức chỉ bùng lên trong nội tình chính trị miền Nam lúc đó. Malcolm Browne là người đã làm cho nó lây lan rộng lớn hơn, đã thổi bùng ngọn lửa ấy khắp các quốc gia trên thế giới làm cho tình hình chính trị miền Nam lúc đó đang rối bời càng rối bời thêm.

Tấm hình do Malcolm Browne chụp đã xuất hiện trên trang nhất của báo chí toàn thế giới ngày ấy  khiến Tòa Bạch Ốc rùng mình và Tổng Thống Kennedy đã phải ra lệnh tái lượng định chính sách đối với Việt Nam và chỉ thị Đại Sứ Henry Cabot Lodge sắp qua nhận nhiệm sở ở Sài Gòn rằng “Chúng ta phải làm một cái gì đó đối với chế độ này”.

Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy biết được tin này khi đọc báo buổi sáng đã phải thốt lên “Lạy Chúa Giê-su!”. Ông nhận xét rằng “Trong lịch sử không có một bức hình thời sự nào lại gây nên nhiều xúc cảm trên khắp thế giới như vậy”. Thượng nghị sĩ Frank Church, thành viên Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Hoa Kỳ lúc ấy cũng đã xuýt xoa “Người ta chưa từng chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng như thế này kể từ khi các vị thánh tử vì đạo dắt tay nhau vào đấu trường La Mã nộp mình”.

Tấm ảnh lúc đó đã khiến cho dư luận quốc tế bị sốc, đánh dấu bước ngoặc của khủng hoảng Phật giáo VN và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Tại châu Âu, trong suốt thập niên 1960, bức ảnh được bày bán hàng loạt trên đường phố như những tấm bưu thiếp . Trung Quốc thì in bức ảnh ra hàng triệu bản và phân phát khắp châu Á và châu Phi như một minh chứng về chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Mặc dù công chúng Tây phương rất bàng hoàng về sự kiện này, việc làm của HT Thích Quảng Đức không phải là hiện tượng tự thiêu đầu tiên của các nhà sư VN. Nhiều trường hợp tự thiêu đã được ghi nhận từ hàng thế kỷ trước, thường là để tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Sau khi xâm chiếm VN vào thế kỷ 19, người Pháp đã cố bài trừ những hành động tự thiêu này nhưng không thành. Thập niên 1920, họ đã thành công trong việc ngăn chặn một nhà sư ở Huế tự thiêu nhưng cuối cùng nhà sư này cũng đã tuyệt thực cho đến chết. Trong những năm 1920 và 1930, báo chí Sài Gòn đã đưa tin về các trường hợp tự thiêu của các nhà sư VN như chuyện bình thường. Sau HT Thích Quảng Đức, 5 thành viên hội Tăng lữ Việt Nam cũng tử vì đạo cho đến tận tháng 10 năm 1963, khi phong trào phản kháng của Phật giáo lên cao. Ngày 1 tháng 11, các tướng lãnh VNCH thực hiện cuộc đảo chính lật đổ tổng thống. Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, em trai tổng thống, bị ám sát vào ngày hôm sau.

Hành động của HT Thích Quảng Đức đã làm tăng sức ép đối với chính quyền Ngô Đình Diệm trên bình diện quốc tế. Tổng thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên, những cải cách như đã hứa đó lại được thực hiện một cách chậm chạp hoặc không hề được thực hiện đã khiến cho tình hình miền Nam lúc bấy giờ đã xấu càng trở nên xấu hơn. Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, lực lượng trung thành với cố vấn Ngô Đình Nhu, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bố ráp chùa chiền trên cả nước và gây ra những vụ tàn sát quy mô. Một số nhà sư khác đó cũng đã tự thiêu theo gương HT Thích Quảng Đức. Sau đó, cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11 đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Hành động tự thiêu của HT Thích Quảng Đức được xem như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam, dẫn tới việc tình hình chính trị miền Nam bất ổn liên tục mấy năm liền, mở đường cho miền Bắc âm mưu thôn tính miền Nam.

Bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đã được giới truyền thông đại chúng sử dụng trong nhiều thập niên. Đối với Malcolm Browne và hãng thông tấn AP, bức ảnh là một thành công lớn. Đối với người dân miền Nam và đối với thế giới tự do yêu chuộng hoà bình, nó đã cùng với những bức ảnh nổi tiếng thế giới về chiến tranh VN của Nick Út, của Eddie Adams, của Kyoichi Sawada, gây bất lợi cho cuộc chiến của miền Nam chống lại miền Bắc xâm lược và đã góp phần thay đổi lịch sử VN hiện đại. Đó là những ngọn đuốc đã đốt cháy hoà bình VN. Những bức ảnh nhạy cảm và dễ gây ngộ nhận này đã góp phần làm dâng cao hơn làn sóng phản đối chiến tranh VN, đã góp phần định hình một cảm thức chán ngán chiến tranh, đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành những quyết định đưa đến việc nước Mỹ rút chân hòan tòan ra khỏi VN sau này, đưa đến sự sụp đổ cả một quốc gia mà quân dân miền Nam ra sức xây đựng và bảo vệ trong mấy chục năm trời.

Trần Việt Trình

19 tháng 9 năm 2012

Chuyên mục:Chính Trị

Nhân nghĩa đạo đức nay còn đâu!

Cách đây chỉ mới mấy hôm, việc một ông cụ già ngay sau khi vừa xuất viện bị các con “vứt” ra ngoài vỉa hè nằm phơi nắng, phơi mưa gần 1 ngày trời đang còn gây xôn xao và khiến cho dư luận hết sức phẫn nộ.

Sự việc xảy ra vào trưa ngày 7 tháng 9 vừa qua, cụ ông tên Ngô Vỹ Nhân (87 tuổi) sau khi bệnh viện cho về sau 2 tháng điều trị đã bị các con đưa tới trải chiếu đặt nằm trên vỉa hè trước cửa ngôi nhà số 11, phố Núi Trúc, Hà Nội.

Ngôi nhà nói trên là của người con trai cả của ông đã qua đời cách đây 2 năm. Hiện tại, người con dâu cả, cháu nội gái và người vợ đã ly thân của ông đang sống trong căn nhà này. Tầng trệt của ngôi nhà được cho thuê làm tiệm bán quần áo.

Ông chủ quán nước đối diện với ngôi nhà kể lại sự việc như sau: “Khoảng 11 giờ trưa tôi thấy chiếc taxi chở ông cụ Nhân về đây. Con gái, con dâu, con rể cụ vừa đưa bố xuống xe đã trải chiếu ngay trên vỉa hè để bố nằm. Rồi thì lỉnh kỉnh quần áo, đồ đạc đi viện cũng bị vứt xung quanh ông cụ”.

Ông chủ quán nước thở dài: “Nhìn ông cụ chỉ còn da bọc xương, gắng gượng hút bát phở mà lòng đắng ngắt. Chúng tôi chỉ là hàng xóm sống xung quanh mà còn không cầm được nước mắt khi nhìn ông cụ nằm mê mệt trên vỉa hè. Con cái bất nhân quá”.

Ông kể tiếp: “Trời lúc nắng lúc mưa. Có lúc chỗ ông cụ nằm còn là vũng nước mà chúng nó vẫn mặc kệ. Anh con rể cầm được 2 cái ô ra che mưa cho bố vợ. Còn hai cô con gái chạy vào mái hiên gần đấy đứng trú. Thỉnh thoảng lại chạy ra ngó xem bố còn sống hay không”.

                       (Ảnh: Xa Lộ Tin Tức)

Đến quá 8 giờ tối mà sự việc vẫn chưa được giải quyết, mặc dầu đã có chính quyền địa phương can thiệp, quá phẫn nộ về hành động ngược đãi cha của con cái của ông Nhân, ông chủ quán nước đã phải gay gắt mắng mỏ: “Không thể chấp nhận được lũ con mất nhân tính đó. Tôi sang nói với anh con rể có đưa cụ về nhà ngay không dân tình ở đây không tha cho các anh. Hàng xóm cũng làm ầm ĩ, ép anh này phải gọi taxi đưa bố về nhà ngay lập tức”. Người con rể của ông cụ gọi đến 5, 7 chiếc taxi nhưng không tài xế nào chịu chở vì sợ mang họa.

Chứng kiến cảnh đau lòng đó, nhiều người dân sống quanh khu vực đã phải phản đối, thậm chí còn to tiếng với các con của ông cụ, cuối cùng các con của ông đành phải đưa ông về nhà người con gái thứ hai.

Ông chủ quán nước kể rằng trong tình cảnh thương tâm đó, ông cụ chỉ im lặng, mắt nhắm chặt mà hai dòng nước mắt cứ ứa ra ràn rụa.

Sự việc đã làm cho những người dân sống quanh đó và người đi đường không khỏi ngỡ ngàng. Không rõ lý do gì các con của ông lại đối xử tệ bạc với cha của họ, nhưng rất nhiều người không dằn được lòng đã phải lên tiếng bất bình.

Được biết khi ông cụ được đưa tới đây, các con của ông, con rể và con dâu của ông đã to tiếng, thậm chí còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau. Sau khi hàng xóm can gián, cô con dâu chủ nhà đã khóa cửa lại quyết không cho đưa ông vào nhà. Đứa cháu nội gái của ông 20 tuổi thì lại ngồi giữ cửa. Bà vợ đã ly thân với ông ở trong nhà cũng không ra mặt.

Được biết do bất hòa nên từ đã vài chục năm nay, ông cụ và vợ đã sống ly thân với nhau. Hai người con trai phân công nhau trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ già. Theo thỏa thuận thì người con trai cả nhận nuôi mẹ còn người con trai út nhận nuôi cha. Hiện tại, người con trai cả đã quá cố, người con dâu cả vẫn làm bổn phận phụng dưỡng mẹ chồng. Sự việc không có gì đáng nói nếu không có chuyện hai cô con gái của ông cụ mang cha mình đến đặt nằm trên vỉa hè trước của ngôi nhà của người anh trai và ép chị dâu cho cha vào nhà, nhận thêm trách nhiệm phụng dưỡng cha mình.

Nói tới đây ai cũng có thể đoán được sự việc chẳng qua là vì các con của ông muốn tranh chấp ngôi nhà mà bà chị chồng (vợ của anh mình đã mất), cháu gái (con của anh mình) và mẹ (đã ly thân với cha của minh) đang sở hữu.

Tưởng cũng nên biết, ông cụ có 4 người con, 2 trai và 2 gái. Cả 4 người con của cụ đều được cho ăn học đàng hoàng, đến nơi đến chốn, ai cũng thành đạt và giàu có. Ngoài người con trai cả đã mất, 3 người con còn lại đều thành đạt và hiện đang làm ở các cơ quan nhà nước. Người con gái lớn của ông từng là y tá trưởng ở bệnh viện Mắt Trung ương, chồng là giảng viên trường đại học Thủy Lợi. Hai người con còn lại thì người làm kế toán, người làm bảo hiểm, hiện đã làm tới chức Trưởng phòng trong Công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam. Nói như vậy để thấy bầy con của ông là một lũ có tài mà không có đức. Nhẫn tâm đặt cha đẻ của mình nằm trên vũng nước vỉa hè, phơi mưa, phơi nắng hơn 10 tiếng đồng hồ là một hành động nhẫn tâm, đáng xấu hổ và phải bị lên án nặng nề!

Nói gì thì nói, ai đúng ai sai chưa biết, chỉ việc dùng chính sức khỏe, tính mạng của cha mình ra để hầu mong đạt một mục đích (đen tối) nào đó thì quả thật quá bất nhân, bất nghĩa, vô đạo đức, không thể nào chấp nhận được!

Có loại con nào nỡ đối xử với người đã sinh thành dưỡng dục mình như vậy không!? Bất hiếu! Một lũ con bất hiếu! Chỉ biết nghĩ cho bản thân mình còn cha mẹ già thì bỏ mặc, dám đem ra làm phương tiện trao đổi trong khi ông cụ sức đã già yếu không biết sống được bao lâu nữa. Không biết khi hành hạ cha đẻ của mình như vậy, mấy người con của cụ có thấy chút ray rứt nào không? Cha đẻ mà còn dám vứt ra đường như vậy thì chuyện gì mà họ không dám làm!?

Đó là tiếng chuông dóng lên cảnh báo sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng đã và đang xảy ra trong xã hội Việt Nam.

Đạo đức ngày nay ở VN như vậy đó sao? Với cha mẹ mình mà còn đối xử tệ bạc như thế thì thử hỏi với xã hội, với tha nhân, người ta sẽ đối xử ra sao nữa? Công việc của họ đang làm, chức vụ của họ đang nắm trong xã hội, chỉ để chuộc lợi cho mình thôi sao?

Trên đường phố VN ngày nay, nhan nhản những cách hành xử vô tình, vô tâm và vô cảm. Chỉ cần lướt qua một vài tờ báo online, lướt qua một vài tin tức trên các trang web trong nước là ai cũng sẽ dễ dàng bắt gặp vô số những tin tức tệ hại về nạn vô cảm. Nó đang hoành hành và lây lan khắp nước.

Nhưng đó chỉ là chuyện giữa người với người, không quen biết nhau. Vô cảm đối với cả người đã sinh thành và dưỡng dục mình là một chuyện ghê gớm, không chấp nhận được và đáng bị nguyền rủa.

So sánh sự khác biệt của xã hội VN xưa và nay, vẫn biết rằng thời nào cũng có sự hiện diện của cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu, tuy nhiên nó khác nhau về mức độ và sự thể hiện ở từng thời điểm. Đúng. Vậy thì căn bịnh vô cảm này do đâu mà có?

1. Xét về mặt xã hội, xã hội VN bây giờ quá phức tạp, đầy rẫy lọc lừa và tranh ăn.

2. Xét về mặt đạo đức, xã hội VN hiện tại quá đỗi suy đồi, niềm tin khủng hoảng. Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, mọi sự việc diễn ra xung quanh. Thái độ này đang dần lan tỏa trong xã hội VN, không chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới, không chỉ địa phương hay vùng miền nào mà lây lan khắp nước.

3. Xét về mặt giáo dục, căn bệnh vô cảm này là sản phẩm của một nền giáo dục yếu kém, thất bại. Nền giáo dục của người CS giáo điều với lý thuyết khô khan và nặng nề, không chú trọng đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”. Nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nhà nước. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân từ lâu đã trở thành những môn phụ không đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những nhân tố tốt được. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ không hoàn chỉnh, một thế hệ không thể nào miễn nhiễm được với những căn bệnh như vô cảm.

Tựu trung, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống chụp giựt, bon chen và tranh giành ngày nay, ngày ngày ăn sâu vào tinh thần văn hóa của xã hội VN khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, và sự hy sinh đang dần bị thế chỗ bởi chủ nghĩa vật chất và lợi ích cá nhân … làm cho con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại, của người thân.

Người Việt mình xưa nay có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như thể thương thân”, ấy vậy mà ngày nay có những cách sống đang đạp đổ truyền thống tốt đẹp này. Chữ “nghĩa” trong xã hội VN dường như đang dần mất đi nên con người hiện chỉ biết sống vì mình, sống ích kỷ, không còn dám hy sinh và sống không có trách nhiệm với đồng loại. Ngày xưa con người sống trọng “nghĩa, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, sẵn sàng xả thân vì cái thiện, cho gia đình, cho đồng loại và cho đất nước. Vì thế mà ở thời ông cha ta những giá trị căn bản của tình nghĩa gia đình, thầy trò, tình yêu quê hương đất nước luôn được đặt lên cái tôi cá nhân. Bức tranh xã hội đang có sự đảo lộn giá trị, cái ác lên ngôi, trong khi giá trị nhân bản đang bị chìm lấp. Ngày nay, đang có sự thay đổi lớn trong hệ thống giá trị sống của con người. Khi một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, không hợp quần, không tương thân tương trợ lẫn nhau, không giúp đỡ nhau thì tất yếu cái xã hội đó sẽ què quặt, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.

Nước VN của tôi ngày nay là thế đó. Dân tình của nước VN của tôi ngày nay là thế đó. Đó là kết quả của gần 60 năm xây dựng đất nước xã hội được mang danh là xã hội xã hội chủ nghĩa của những người vô thần, vô trách nhiệm, vô tri và vô giác đã đưa người dân cả nước đến chỗ vô tình, vô tâm và vô cảm ngày nay.

Trần Việt Trình

12 tháng 9 năm 2012

Chuyên mục:Chính Trị